Lôi Phong - Sản xuất và bán lẻ đồ thờ cúng như bàn thờ, đèn thờ, khung ảnh thờ, bàn thờ, tượng phật

Chùa Vĩnh Tràng - Ngôi chùa cổ có kiến trúc độc đáo nhất Tiền Giang

Thứ Sáu, 03/11/2023
Trần Xuân Bách

Chùa Vĩnh Tràng là ngôi chùa cổ, tồn tại xuyên suốt 2 thế kỷ và là một nhân tố quan trọng làm nên bản sắc văn hóa của mảnh đất Tiền Giang. Hàng ngày, chùa tiếp đón khoảng 1000 du khách thăm quan trong đó có khoảng 300 vị khách nước ngoài. Bên cạnh danh hiệu “ngôi chùa lớn nhất Tiền Giang”, chùa Vĩnh Tràng còn có rất nhiều điều thú vị mà không phải ai cũng biết. Khám phá ngay bài viết dưới đây của loiphong.vn nhé!

1. Những điều không phải ai cũng biết về chùa Vĩnh Tràng

1.1. Chùa Vĩnh Tràng ở đâu?

Chùa Vĩnh Tràng ở đâu?

Chùa Vĩnh Tràng ở đâu?

Chùa Vĩnh Tràng còn được biết đến với tên gọi là Tổ đình Vĩnh Tràng. Đây là ngôi chùa cổ lớn nhất miền Tây, nằm ven tỉnh lộ 22, cách trung tâm thành phố Mỹ Tho khoảng 3km theo hướng Đông Bắc. Địa chỉ chính xác của ngôi chùa này là đường Nguyễn Trung Trực, ấp Mỹ An, Phường 8, Thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.

Chùa Vĩnh Tràng Tiền Giang không chỉ hấp dẫn du khách bởi sự bề thế, rộng lớn mà còn bởi kiến trúc độc đáo. Kiến trúc của chùa là sự kết hợp giữa văn hóa phương Đông và phương Tây. Tổng diện tích khuôn viên chùa là 14.000m2, rộng 20m và dài 70m. Chùa được xây bằng chất liệu xi măng, gỗ quý nên vô cùng kiên cố, chắc chắn; nền được đúc cao hơn khoảng 1m nên quanh năm khô ráo và thoáng mát. Nơi đây là địa điểm thăm quan lý tưởng mà bạn không nên bỏ qua khi tới Tiền Giang.

1.2. Trụ trì chùa Vĩnh Tràng là ai?

Chùa Vĩnh Tràng đã trải qua rất nhiều đời trụ trì:

● Hòa thượng Huệ Đăng trụ trì từ năm 1849 - 1864.

● Thầy Minh Đề trụ trì năm 1864

● Thầy Quảng Ân

● Thầy Minh Truyện

● Hòa thượng Chánh Hậu trụ trì từ năm 1890 - 1923

● Hòa thượng Minh Đàn trụ trì từ năm 1923 - 1939

● Hòa thượng Phật Ấn trụ trì từ năm 1939 - 1943

● Hòa thượng Thích Trí Long trụ trì từ năm 1954 - 1987

● Hòa thượng Thích Bửu Thông trụ trì từ năm 1987 - 1988

● Hòa thượng Thích Hoằng Từ trụ trì từ năm 1988 - 1991

● Hòa thượng Thích Hoằng Thông trụ trì từ năm 1992 - 1994

● Hòa thượng Thích Nhựt Long trụ trì từ năm 1995 - 2002

● Hòa thượng Thích Huệ Minh trụ trì từ năm 2002 đến nay

1.3. Nên tới chùa Vĩnh Tràng khi nào?

Nên đến chùa Vĩnh Tràng khi nào?

Nên đến chùa Vĩnh Tràng khi nào?

Thời điểm lý tưởng nhất để đến chùa Vĩnh Tràng đó chính là từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch. Vào thời điểm này thời tiết mùa xuân vô cùng ấm áp và bạn có thể kết hợp chiêm bái, cầu may đầu năm với du xuân vãn cảnh. Tuy nhiên, đây cũng là mùa cao điểm du lịch nên không tránh khỏi tình trạng đông đúc, quá tải khách thăm quan. Nếu bạn không thích sự ồn ào thì hãy lựa chọn thời gian khác để tới chùa nhé!

1.4. Thời gian mở cửa, phí vào cửa chùa Vĩnh Tràng

Tổ đình Vĩnh Tràng mở cửa từ 7 giờ đến 21 giờ tất cả các ngày trong tuần. Vào các ngày mùng một, ngày rằm và các dịp lễ tết chùa sẽ mở cửa sớm và muộn hơn để nhân dân địa phương và du khách có thêm thời gian bái Phật, thăm quan. Chùa Vĩnh Tràng không thu phí vào cửa, giá vé giữ xe tham khảo 5000 đồng/xe.

1.5. Di chuyển tới chùa Vĩnh Tràng như thế nào?

Di chuyển tới chùa Vĩnh Tràng như thế nào?

Di chuyển tới chùa Vĩnh Tràng như thế nào?

Nằm ở vị trí trung tâm của thành phố Mỹ Tho Tiền Giang nên việc di chuyển tới chùa Vĩnh Tràng vô cùng dễ dàng. Để đến ngôi chùa cổ này bạn có thể đi xe khách từ thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ hoặc các tỉnh lân cận tới Mỹ Tho rồi đi xe ôm hoặc taxi.

Và bạn hoàn toàn có thể di chuyển bằng xe máy để đến chùa Vĩnh Tràng. Xuất phát từ trung tâm thành phố Hồ Chí Minh, đi thẳng theo Quốc lộ 1A đến thành phố Mỹ Tho. Từ đây, di chuyển theo đường Tỉnh lộ 819 khoảng 3km là tới công viên Vĩnh Tràng rồi rẽ trái, đi tiếp khoảng 300 mét sẽ tới chùa Vĩnh Tràng. Nếu không rõ về đường thì bạn đừng quên tra Google Map nhé!

2. Lịch sử của chùa Vĩnh Tràng

Chùa Vĩnh Tràng có một lịch sử xây dựng với nhiều thăng trầm, trải qua nhiều lần tôn tạo, đổi thay. Ngôi chùa được xây dựng vào thế kỷ XIX bởi vợ chồng ông Bùi Công Đạt - một vị quan dưới triều vua Minh Mạng (1820 - 1840). Lúc đầu, chùa được xây dựng theo dạng một thảo am để làm nơi nghỉ ngơi của hai ông bà sau những ngày về hữu. Sau đó, mới được trùng tu và trở thành địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng ngày nay.

Cổng chùa Vĩnh Tràng ngày xưa

Cổng chùa Vĩnh Tràng ngày xưa

Năm 1894, Hòa thượng Thích Huệ Đăng ở chùa Giác Lâm (Gia Định) về trụ trì đã tổ chức xây dựng lại ngôi đại tự, đặt tên là chùa Vĩnh Trường với ngụ ý ước cho chùa “vĩnh cửu đối sơn hà, trường tồn tề thiên địa”. Cũng vì ý nghĩa đó ngôi chùa được người dân địa phương yêu quý gọi là chùa Vĩnh Tràng.

Năm 1907, Hòa thượng Trà Chánh Hậu đã cho sửa chữa phần chính điện, pha trộn kiến trúc Á - Âu. Đến năm 1930, Hòa thượng Minh Đằng đã cho trùng tu toàn diện, tạo nên diện mạo mới cho chùa.

Trong 2 cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, chùa Vĩnh Tràng còn là nơi che giấu, nuôi dưỡng chiến sĩ cách mạng. Nơi đây trở thành một biểu tượng không thể thay thế được đối với người dân Tiền Giang.

3. Giải mã sức hút đặc biệt của chùa Vĩnh Tràng

3.1. Không gian kiến trúc ấn tượng

Tổ đình Vĩnh Tràng có diện tích lớn

Tổ đình Vĩnh Tràng có diện tích lớn

Tổ đình Vĩnh Tràng được xây dựng theo lối kiến trúc Bắc tông, có hình chữ “Quốc”. Sau này, chùa được tô điểm thêm một vài nét kiến trúc của người Khmer và phương Tây. Về cơ bản, thiết kế của chùa Vĩnh Trang vẫn trung thành với văn hóa, kiến trúc truyền thống của người Việt. Diện tích chùa lên tới 14.000m2 bao gồm 4 gian chính nối tiếp nhau là Tiền đường, Chánh điện, Nhà tổ, Nhà hậu.

Hoa văn theo kiểu thời Phục Hưng

Hoa văn theo kiểu thời Phục Hưng

Phía trong chánh điện có một hòn non bộ lớn ở giữa. Kiến trúc chánh điện vô cùng đặc biệt vì được xây dựng theo lối kiến trúc La Mã cùng với đó là những hàng đá hoa nhiều màu sắc sặc sỡ kiểu Pháp trên nóc.

Khu vực chính điện

Khu vực chính điện

Vòm cửa theo kiểu La Mã - Bông sắt của Pháp

Vòm cửa theo kiểu La Mã - Bông sắt của Pháp

Không gian bên trong chính điện

Không gian bên trong chính điện

Chùa Vĩnh Tràng còn là nơi lưu giữ gần 20 bức tranh sơn thủy khác nhau, được vẽ từ rất lâu đời. Nhiều kỷ vật ở chùa được bảo quản khá tốt nhưng thời gian gần đây có một số bạn trẻ không biết vô tình hay cố ý đã làm hư hỏng một số kiến trúc nhất là những cột gỗ có tuổi đời trên 100 năm tuổi bị khắc tên lên. Đây là một hành vi xấu cần phải lên án, tất cả các du khách khi tới chốn linh thiêng như chùa Vĩnh Tràng thì hãy tuân thủ các quy định của nhà chùa.

3.2. Chùa Vĩnh Tràng có nhiều pho tượng khổng lồ

Chùa Vĩnh Tràng có khoảng 60 tượng Phật được đúc bằng nhiều loại vật liệu khác nhau như đồng, gỗ, xi măng, đất nung và được sơn son thép vàng toàn bộ, có niên đại từ cuối thế kỷ XIX. Nổi bật nhất phải kể đến:

Tượng Phật Di Lặc: Pho tượng được làm bằng chất liệu bê tông, cốt thép có chiều cao khoảng 20 mét, nặng 250 tấn và được khánh thành vào năm 2010. Bên trong tượng Phật Di Lặc còn được tận dụng để thiết kế là nơi làm việc của Ban Trị Sự Phật Giáo tỉnh Tiền Giang. Trong đó, có nơi giảng đường và nghỉ ngơi, có thể phục vụ cho 200 người.

Tượng Phật Di Lặc

Tượng Phật Di Lặc

Tượng Phật A Di Đà: Được khánh thành năm 2008, tượng đứng có chiều cao tính từ chân đến đỉnh cao 18m, bệ cao 7m và nặng đến 150 tấn.

Tượng Phật A Di Đà

Tượng Phật A Di Đà

Tượng Phật Thích Ca nằm: Có không ít người khi tới chùa Vĩnh Tràng nhầm lẫn tượng Phật Thích Ca nằm với tượng Phật A Di Đà. Tượng Phật Thích Ca nằm được hoàn thành vào năm 2013, chiều dài 32 mét, cao 10 mét nặng 250 tấn và được làm từ bê tông, cốt thép.

Tượng Phật Thích Ca nằm

Tượng Phật Thích Ca nằm

Bên các pho tượng khổng lồ nhất Tiền Giang, chùa Vĩnh Tràng còn có một tòa tháp cao 7 tầng. Đây là nơi lưu giữ tro cốt của các chư tăng, Phật tử trong chùa.

Tòa tháp 7 tầng cạnh tượng Phật Thích Ca nằm

Tòa tháp 7 tầng cạnh tượng Phật Thích Ca nằm

3.3. Địa điểm check in nổi tiếng

Với không gian kiến trúc độc đáo, nhiều khu vực nổi tiếng chùa Vĩnh Tràng còn được nhiều bạn trẻ lựa chọn là địa điểm để check in sống ảo. Từng góc nhỏ trong khuôn viên chùa chính là các “background” cực đẹp, giúp bạn lưu giữ được những khoảnh khắc sống ảo không góc chết. Trong đó, khu vực chính điện được nhiều người lựa chọn nhất.

Phong cảnh tuyệt đẹp

Phong cảnh tuyệt đẹp

Kiến trúc đặc biệt và cổ kính

Kiến trúc đặc biệt và cổ kính

Địa điểm check in tuyệt vời

Địa điểm check in tuyệt vời

Chùa Vĩnh Tràng là chốn tâm linh thanh tịnh nếu muốn chụp ảnh checkin thì trước hết bạn phải dâng hương, bái lễ. Khi vào các khu vực thắp hương bạn nên ăn mặc lịch sự, kín đáo. Nếu muốn quay video thì nhớ xin phép ban quản lý chùa và đừng quên tuân theo các quy định ở đây nhé để chuyến thăm quan của bạn trọn vẹn và ý nghĩa hơn. Truy cập loiphong.vn để có thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé!

Viết bình luận của bạn
Danh mục
Chat messenger