Lôi Phong - Sản xuất và bán lẻ đồ thờ cúng như bàn thờ, đèn thờ, khung ảnh thờ, bàn thờ, tượng phật

Chùa Thiên Mụ - Ngôi chùa 400 năm tuổi linh thiêng cố đô Huế

Thứ Năm, 02/11/2023
Trần Xuân Bách

Với danh xưng “Đệ nhất cổ tự”, chùa Thiên Mụ là ngôi chùa nổi tiếng nhất của vùng đất cố đô cùng nét cổ kính trong kiến trúc cùng những truyền thuyết bí ẩn ẩn chứa trong các câu chuyện lịch sử. Đến với chùa Thiên Mụ chắc chắn bạn sẽ tìm thấy cảm giác bình yên, an nhiên trong tâm hồn và chiêm ngưỡng vẻ đẹp của ngôi chùa soi mình bên dòng sông Hương hiền hòa.

1. Chùa Thiên Mụ nằm ở đâu?

Chùa Thiên Mụ nằm ở đâu?

Chùa Thiên Mụ nằm ở đâu?

Chùa Thiên Mụ còn có tên gọi khác là Linh Mụ. Từ lâu, ngôi chùa đã trở thành địa điểm nổi tiếng của Huế. Ngôi chùa tọa lạc ở đồi Hà Khê, phía tả ngạn sông Hương đường Nguyễn Phúc Nguyên, phường Kim Long. Từ trung tâm thành phố Huế đến chùa Thiên Mụ sẽ phải di chuyển khoảng 5km, mất khoảng 10 - 15 phút.

Từ phía trung tâm cố đô Huế, bạn có thể lựa chọn di chuyển bằng nhiều phương tiện khác nhau như xích lô, xe máy,....Nếu đi bằng xe máy thì từ phía kinh thành Huế bạn đi thẳng đến đường Đặng Thái Thân rồi rẽ trái vào đường Yết Kiêu. Tiếp tục đi thêm một đoạn nữa thì rẽ trái vào đường Lê Duẩn. Khi thấy vòng xuyến thì rẽ vào đường Kim Long, đi thêm khoảng 2km là tới.

Đến với chùa Thiên Mụ bất kỳ ai cũng đều ngỡ ngàng trước vẻ khung cảnh nên thơ, trữ tình nơi đây. Nhìn từ cao xuống, cả ngọn đồi tựa như một con rùa khổng lồ đang gánh trên lưng tòa tháp. Xung quanh tòa tháp là hàng cây cổ thụ xanh mát, ao sen,....mang tới cảm giác bình yên đến khó tả.

2. Lịch sử chùa Thiên Mụ

2.1. Chùa Thiên Mụ xây dựng năm nào?

Chùa Thiên Mụ xây dựng năm nào?

Chùa Thiên Mụ xây dựng năm nào?

Chùa Thiên Mụ được xây dựng vào năm 1601 dưới thời chúa Nguyễn. Đây là ngôi chùa cổ nhất xứ Huế hiện nay. Vẻ đẹp của ngôi chùa Thiên Mụ được tạo nên bởi sự kết hợp của giá trị lịch sử, tâm linh và giá trị văn hóa nghệ thuật độc đáo. Chùa Thiên Mụ được vua Thiệu Trị xếp vào diện “Thần Kinh Nhị Thập Cảnh” (20 thắng cảnh đất Thần Kinh) với bài thơ “Thiên Mụ chung thanh” do chính nhà vua sáng tác và được khắc lên bia đá dựng gần cổng chùa.

Theo nhiều tài liệu ghi chép lại, chúa Nguyễn Hoàng vào Trấn thủ xứ Thuận Hóa đã đích thân đi xem xét địa thế để chuẩn bị cho việc xây dựng cơ đồ, sự nghiệp của dòng họ Nguyễn. Trong lần cưỡi ngựa dọc sông Hương, ông gặp một con đồi nhỏ tên là Hà Khê. Nhận thấy nó giống như con rồng đang quay đầu nên đã xây dựng ngôi chùa hướng ra mặt sông đặt tên là Thiên Mụ.

Năm 1862, vì muốn có con nối dõi tông đường nên vua Tự Đức đã đổi tên thành Linh Mụ vì sợ Thiên (nghĩa là trời) phạm đến trời. Đến năm 1869, vị vua thứ 4 của triều Nguyễn mới cho dùng lại tên Thiên Mụ trước kia. Đến nay, người ta vẫn gọi ngôi chùa này với hai cái tên là Thiên Mụ và Linh Mụ khi được nhắc tới.

Chùa Thiên Mụ (Huế) được xếp vào một trong những di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia và là công trình được chứng nhận “Di sản văn hóa thế giới” năm 1993.

2.2. Hành trình trùng tu chùa Thiên Mụ

Tính đến nay, chùa Thiên Mụ đã trải qua rất nhiều đợt tu sửa. Một trong những cuộc trùng tu nổi bật nhất đó chính là vào thời Nguyễn Phúc Chu (1691 - 1725). Vào thời này, chúa Nguyễn Phúc Chu đã cho đúc một chiếc chuông nặng hơn 2 tấn, trên chiếc chuông có khắc một bài minh. Khoảng năm 1714, ông tiếp tục cho trùng tu các công trình khác như điện Thiên Vương, nhà Thuyết Pháp, lầu Tàng Kinh,...

Hành trình trùng tu chùa Thiên Mụ

Hành trình trùng tu chùa Thiên Mụ

Đặc biệt hơn, ông còn cho người sang Trung Quốc mua hơn 1000 bộ kinh Phật. Tất cả những gì ông làm đều với mục đích ca ngợi triết lý của nhà Phật. Toàn bộ kinh pháp đều được cất tại lầu Tàng Kinh. Bên cạnh đó, còn có cả bộ kinh ghi rất chi tiết về Hòa thượng Thạch Liêm - một người có công lớn trong việc giúp nhà Nguyễn chấn hưng Phật giáo ở Đàng trong.

2.3. Sự tích chùa Thiên Mụ

Sự tích chùa Thiên Mụ

Sự tích chùa Thiên Mụ

Chùa Thiên Mụ gắn liền với rất nhiều sự tích, câu chuyện bí ẩn khó có thể giải đáp. Từ xa xưa kể rằng, vào thời chúa Nguyễn đang cai trị ở Đàng trong, tư tưởng lễ giáo phong kiến “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó” rất nặng nề. Lúc đó, có một đôi trai gái yêu nhau mặn nồng; cô gái là tiểu thư khuê các xinh đẹp và là con của một vị quan giàu có còn chàng trai thì nghèo đói, mồ côi. Bởi vậy, chuyện tình của hai người bị gia đình nhà cô gái ngăn cấm quyết liệt. Vì quá đau khổ, hai người đã cùng nhau ra bến thuyền Mụ - phía trước chùa Thiên Mụ tự vẫn.

Trớ trêu thay, chàng trai chết đuối dưới dòng sông Hương còn cô gái thì trôi dạt vào bờ được người dân cứu sống. Sau đó, gia đình đưa cô về và ép lấy người giàu có. Thời gian thấm thoát thoi đưa, cô gái dần quên đi những kỷ niệm đẹp với chàng trai; còn chàng trai vẫn nằm dưới sông Hương chờ người yêu mà không thấy nên đã uất hận và “nhập” vào chùa Thiên Mụ nguyền rằng bất cứ đôi trai gái nào yêu nhau đến đây tình duyên đều đổ vỡ. Lời nguyền đó được người đời truyền tận tới bây giờ khiến chùa Linh Mụ ngày càng trở lên linh thiêng, huyền bí.

Thế nhưng, sư thầy tại chùa Thiên Mụ Huế đã khẳng định lời nguyền tình yêu này là không có thật. Sở dĩ dân gian lưu truyền câu chuyện này là để răn đe các cặp yêu nhau không được lợi dụng cây cối trong chùa làm vật che đậy hành vi không đoan chính chốn linh thiêng để giữ sự thanh tịnh, nghiêm trang cho ngôi chùa.  Nếu như hai bạn yêu nhau thật lòng, biết giữ trang nghiêm cho cửa Phật thì chắc chắn có thể chứng minh được lời nguyền đó chỉ là tin đồn.

3. Chùa Thiên Mụ có gì đặc biệt? Khám phá kiến trúc ngôi chùa hơn 400 tuổi ở Huế

Chùa Thiên Mụ Huế là công trình tôn giáo mang nhiều nét đặc sắc của cố đô Huế. Ngôi chùa được bao quanh bởi những dãy tường đá xây thành 2 vòng chắc chắn. Nhìn từ trên cao, tổng thể ngôi chùa giống như rùa thần khổng lồ soi bóng dưới dòng sông Hương thơ mộng.

Chùa Thiên Mụ bao gồm: điện Đại Hùng, Điện Địa Tạng, điện Quan Âm, tháp Phước Duyên, đình Hương Nguyên, Tam Quan, lầu Lục giác, tứ giác.

3.1. Điện Đại Hùng

Điện Đại Hùng

Điện Đại Hùng

Là ngôi chính diện trong chùa, có lối kiến trúc Trùng thiên điệp ốc. Dù đây không phải là điện cổ trước kia nhưng nó được phục chế gần giống so với thuở sơ khai. Toàn bộ kèo, bệ, lăng đều được xây dựng bằng bê tông, bên ngoài được sơn lớp sơn giả gỗ. Bên trong điện thờ Phật Di Lặc, bên trên điện có treo hoành phi đề bốn chữ “Linh Thửu Cao Phong” do chúa Nguyễn Phúc Chu ngự đề.

Bên trong điện còn thờ Tam Thế Phật ở giữa, hai bên là Phổ Hiền và Văn Thù Bồ Tát. Đi dọc bên hông của điện ra sau vườn là nhà trưng bày chiếc xe của hòa thượng Thích Quảng Đức - người đã tự thiêu để phản đối chế độ đàn áp Phật giáo năm 1963. Tiếp đến là một tháp của hòa thượng Thích Đôn Hậu - trụ trì của chùa.

Chiếc xe của hòa thượng Thích Quảng Đức

Chiếc xe của hòa thượng Thích Quảng Đức

3.2. Điện Địa Tạng

Điện Địa Tạng

Điện Địa Tạng

Điện Địa Tạng nằm này sau Điện Đại Hùng và được xây trên nền điện Di Lặc, chạm trổ nhiều hình ảnh với kiến trúc độc đáo. Khi xưa, nơi đây được dùng để thờ Quan Công. Đây là dấu vết văn hóa còn sót lại cho tới ngày nay cho thấy sự ảnh hưởng sâu sắc của Phật giáo Trung Quốc đối với người dân xứ Huế. Tại các ngôi chùa lớn xứ Huế bạn sẽ đều bắt gặp các gian điện thờ Quan Công.

3.3. Điện Quan Âm

Cũng nằm ngay sau lưng điện Đại Hùng. Bên trong điện có bức tượng Quan Thế Âm Bồ Tát đúc bằng đồng ngồi trên đài hoa sen. Hai bên điện là nơi thờ thập vị Điện Vương, mỗi bên có 10 vị thần. Nếu như tòa điện Địa Tạng được xây dựng trên nền Di Lặc thì điện Quan Thế Âm lại ẩn mình trong lùm cây, vô cùng giản dị và không có hoa văn chạm khắc.

3.4. Tháp Phước Duyên

Tháp Phước Duyên

Tháp Phước Duyên

Tháp Phước Duyên là biểu tượng của ngôi chùa hơn 400 năm tuổi này. Khi bước chân tới chùa Thiên Mụ bạn sẽ được chiêm ngưỡng tòa tháp cao vun vút vô cùng nổi bật. Được biết, tòa tháp vua Thiệu Trị cho xây dựng vào năm 1844 nhân dịp lễ “bát thọ” của bà Thuận Thiên Cao Hoàng hậu - bà nội của vua Thiệu Trị.

Tháp Phước Duyên được xây bằng gạch, cao 21 mét gồm 7 tầng mỗi tầng 2 mét; ở mỗi tầng tháp sẽ có những bức tượng Phật khác nhau để thờ. Điểm đặc biệt là bên trong tháp còn có một chiếc cầu thang xoắn ốc, từ tầng 6 trở đi bạn sẽ di chuyển bằng cầu thang được làm từ gỗ.

3.5. Đình Hương Nguyên

Đình Hương Nguyên

Đình Hương Nguyên

Đình Hương Nguyên được xây dựng dưới thời vua Thiệu Trị và nằm ở phía trước của tòa Phước Duyên. Trước kia, đình Hương Nguyên là công trình kiến trúc hoành tráng và độc đáo. Thế nhưng, vào năm 1904 một cơn bão đổ bộ đã khiến cho đình Hương Nguyên bị hư hỏng. Sau này, được phục dựng để đón du khách tới tham quan.

3.6. Cổng Tam Quan

Cổng Tam quan chùa Thiên Mụ là lối ra/vào chính của chùa, phía sau Tháp Phước Duyên. Cổng có 3 lối đi, tượng trưng có 3 giới: Nhân - Qủy - Thần. Cổng được thiết kế 2 tầng và 8 mái. Ở tầng 2 của cổng giữa có thờ Phật. Trên mái được trạm trổ nhiều họa tiết hoa văn độc đáo. Phía hai bên lối đi được trấn giữ bằng tượng Hộ Pháp.

3.7. Lầu Lục giác, Tứ giác

Lầu Lục giác, Tứ giác

Lầu Lục giác, Tứ giác

Lầu Lục giác và Tứ giác của chùa Thiên Mụ Huế là nơi cất giữ những văn vật gốc như bia đá và rùa đội bia thời Nguyễn Phúc Chu, Đại Hồng Chung cùng thời; bia đá khắc bia kỷ của vua Thiệu Trị. Hai lầu được xây bằng gạc, lầu Lục giác ở phía Đông có một số họa tiết trang trí và các bức họa cổ diệm.

Chùa Thiên Mụ mở cửa từ 8 giờ - 18 giờ tất cả các ngày trong tuần nên bạn có thể đến đây thăm quan bất kỳ lúc nào chỉ cần trong khoảng thời gian quy định. Thời điểm lý tưởng nhất để ghé thăm chùa Thiên Mụ đó là vào tháng 1, 2 và tháng 5, 6. Nếu bạn đang có ý định du lịch Huế thì đừng bỏ qua địa danh nổi tiếng này nhé!

Viết bình luận của bạn
Danh mục