Lôi Phong - Sản xuất và bán lẻ đồ thờ cúng như bàn thờ, đèn thờ, khung ảnh thờ, bàn thờ, tượng phật

Khám phá 2 ngôi chùa Phổ Quang nổi tiếng ở Hà Nội và Hồ Chí Minh

Thứ Sáu, 03/11/2023
Trần Xuân Bách

Chùa Phổ Quang ở Hà Nội và Hồ Chí Minh được biết đến là chốn linh thiêng nổi tiếng được người dân địa phương và du khách ghé thăm rất nhiều đặc biệt là trong các ngày lễ, ngày mồng một và ngày rằm. Để biết được về lịch sử, kiến trúc của hai ngôi chùa nổi tiếng nhất nhì Sài Thành và Thủ đô thì quý bạn đọc đừng bỏ qua bài viết dưới đây của loiphong.vn

1. Chùa Phổ Quang Hà Nội - Góc thanh tịnh giữa Thủ đô

1.1. Chùa Phổ Quang Hà Nội nằm ở đâu?

Chùa Phổ Quang Hà Nội ở đâu?

Chùa Phổ Quang Hà Nội ở đâu?

Chùa Phổ Quang ở Hà Nội còn có tên gọi khác là chùa Tình Quang, cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 15km về phía Bắc. Địa chỉ cụ thể của ngôi chùa linh thiêng này là tổ 3, phường Giang Biên, quận Long Biên, thành phố Hà Nội. Điểm thu hút du khách đến với nơi đây là hệ thống tượng tròn, dù số lượng tượng Phật không nhiều nhưng những giá trị nghệ thuật từ các pho tượng này thì rất lớn.

Năm 1945, đất chùa Phổ Quang nguyên là đất của các xã Quán Tình, Tình Quang thuộc tổng Đặng Xá huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh. Sau cách mạng tháng Tám, khu vực này được gọi là xã Giang Biên.

Năm 1961, xã Giang Biên được sát nhập và thuộc địa phận của thành phố Hà Nội. Đến tháng 1/2014 xã Giang Biên mới đổi tên thành phường Giang Biên, quận Long Biên, thuộc thành phố Hà Nội.

1.2. Cách di chuyển tới chùa Phổ Quang Long Biên

Chùa Phổ Quang rất gần trung tâm thành phố và quốc lộc 1A nên việc di chuyển rất dễ dàng, du khách có thể đi xe ô tô xe máy hoặc xe taxi, xe ôm công nghệ. Nếu di chuyển từ trung tâm Hồ Hoàn Kiếm thì bạn di chuyển qua cầu Chương Dương, rồi qua cầu Đuống cũ và rẽ phải. Tiếp đó, đi theo đường đê sông Đuống khoảng 2km để đến với thôn Tình Quang, chùa nằm ở ngay sát chân đê.

Cách di chuyển tới chùa Phổ Quang Long Biên

Cách di chuyển tới chùa Phổ Quang Long Biên

1.3. Kiến trúc độc đáo của chùa Phổ Quang Hà Nội

Giống như những ngôi chùa ở làng quê vùng Đông Bắc Bộ, chùa Phổ Quang có đình thờ thành hoàng làng và có chùa để thờ Phật. Tương truyền, chùa Phổ Quang được xây dựng từ rất sớm nhưng do có nhiều biến động của lịch sử, diện mạo cũ của ngôi chùa đã không còn. Ngôi chùa được trùng tu rất nhiều lần trong thế kỷ XII.

Kiến trúc của chùa Phổ Quang Hà Nội

Kiến trúc của chùa Phổ Quang Hà Nội

Kiến trúc của chùa Phổ Quang Hà Nội gồm có Tam quan, chùa chính với 5 gian Tiền đường, 3 gian Thượng điện, 5 gian Nhà mẫu và 5 gian nhà khác. Toàn bộ công trình được quy hoạch trên khu đất có diện tích khoảng 5000m2. Bên trong khuôn viên có rất nhiều cây xanh tạo nên không gian thoáng mát, thanh tịnh.

Chùa chính mang kết cấu theo kiểu chữ Định gồm 5 gian Tiền đường và 3 gian Thượng điện. Tất cả đều được lợp bằng mái ngói ta, khung được làm theo kiểu “chồng rường, giá chiêng”. Các chi tiết được chạm khắc với những đề tài quen thuộc, truyền thống của Việt Nam như đầu Rồng mặt Hồ phù, lát lật, văn mây, văn hình học,....

Thoáng qua, chùa Phổ Quang có vẻ ngoài đơn giản so với các di tích tâm linh khác nhưng vẫn có nét chạm khỏe khoắn, phóng thoáng và ẩn chứa nhiều giá trị nghệ thuật truyền thống.

1.4. Vì sao chùa Phổ Quang thu hút rất đông du khách?

Vì sao chùa Phổ Quang thu hút rất đông du khách?

Vì sao chùa Phổ Quang thu hút rất đông du khách?

Chùa Phổ Quang thu hút đông du khách tới chiêm bái, lễ Phật là do có hệ thống tượng tròn, trong đó nổi bật nhất là:

● Tượng A Nan, Ca Diếp: Là một trong những bức tượng đẹp nhất của chùa. Toàn bộ thân tường chỉ cao đến 1 mét, khuôn mặt trái xoan, miệng nhỏ, sống mũi thẳng, tai dày và cổ hơi mập. Tay tượng A Nan được tạc trong tư thế “liên hoa” còn tượng Ca Diếp là kết ấn “mật phùng”.

● Tượng Tam thế: Đại diện cho 3000 vị Phật ở 3 thời quá khứ, hiện tại và tương lai. Bức tượng Tam thế mang phong cách nghệ thuật ở thế kỷ XIX.

● Tượng A Di Đà: Cao khoảng 120cm, được chế tác dạng lùn. Điểm nhấn của bức tượng này đó chính là phần đài sen được làm gồm có 3 lớp cánh, các cánh sen rất đều và rất nhọn. Tượng mang nhiều tướng quý với nhục kháo có tướng “Vô kiến đỉnh” nổi đầu trên hộp sọ.

Một số pho tượng tiêu biểu khác như tượng Khuyến Thiện, Trừng Ác, tượng Đức Ông, Đức Thánh Hiền, tượng Mẫu, tượng Tổ,....Vậy nên, khi đến đây bạn đừng quên ghé thăm những địa điểm này nhé!

2. Chùa Phổ Quang Hồ Chí Minh - Chiêm bái Đức Phật Thích Ca Mô Ni cao 7 mét

2.1. Chùa Phổ Quang ở đâu Sài Gòn?

Chùa Phổ Quang ở đâu Sài Gòn?

Chùa Phổ Quang ở đâu Sài Gòn?

Chùa Phổ Quang Sài Gòn tọa lạc tại địa chỉ nằm ở số 64/3 Huỳnh Lan Khanh, phường 2, quận Tân Bình (trước đây ở số 64/3 đường Phổ Quang phường 2, quận Tân Bình). Ngôi chùa này cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng 16 km về phía Đông Nam. Chùa Phổ Quang Sài Gòn nổi tiếng với bề dày lịch sử được nhiều người dân lui tới hàng ngày.

Ngôi chùa nằm gần cuối con đường nhỏ, cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng 16km. Thời gian mở cửa từ 6 giờ đến 20 giờ hàng ngày. Chùa Phổ Quang ở TP Hồ Chí Minh theo hệ phái Phật giáo Bắc tông thờ Phật Thích Ca Mâu Ni cùng các vị La Hán và Bồ Tát khác.

2.2. Lịch sử chùa Phổ Quang - TP Hồ Chí Minh

Năm 1951, chùa được khởi công xây dựng do vị Hòa thượng Nguyễn Viết Tạo - pháp danh Thanh Nhã. Lúc bấy giờ, kiến trúc của chùa khá đơn giản, nằm trong khuôn viên nhỏ. Năm 1961 - 1999 chùa Phổ Quang xuống cấp trầm trọng.

Lịch sử chùa Phổ Quang - TP Hồ Chí Minh

Đến năm 1999, dưới sự quản lý của Ban Trị sự Phật giáo Hồ Chí Minh, chùa Phổ Quang được trùng tu toàn diện, mở rộng khuôn viên để có sự khang trang, thanh tịnh như ngày nay. Đến năm 2010, ngôi chùa được trùng tu, thiết kế thêm tầng hầm, tầng lầu và mở rộng thêm khuôn viên. Đến nay, trong chùa có Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng và một số sư thầy khác.

2.3. Không gian kiến trúc độc đáo chùa Phổ Quang Sài Gòn

Chùa Phổ Quang giống như một chốn bồng lai tiên cảnh, là nơi thanh tịnh được các Phật tử và du khách tìm đến rất nhiều để tìm kiếm sự thanh thản, bình yên cho bản thân. Dù được xây dựng theo hướng hiện đại nhưng chùa Phổ Quang vẫn giữ được nét cổ kính, trang nghiêm với những cột trụ đồ sộ được trang trí bởi các đường nét chạm trổ tinh tế của thời Lý.

Mái chùa uốn cong

Mái chùa uốn cong

Mái chùa uốn cong hình rồng phượng giống như nhiều ngôi chùa khác ở Việt Nam. Kiến trúc chùa Phổ Quang Sài Gòn gồm có tam quan, sân chùa, bái đường, chính điện, hành lang và hậu. Tổng quan tòa đại điện cao 3 tầng, 12 mái, ở phía sau có lầu tháp nhỏ 2 tầng.

Tam quan: Tên gọi khác là cổng chùa. Tam quan của chùa với lầu chuông mái ngói tạo nên nét cổ kính. Thiết kế theo hình thái tứ trụ được kê cao trên các bệ đá nên vô cùng chắc chắn. Cổng tam quan rất lớn, nổi bật với màu xám và các tảng đá lớn được để gần đó.

Sân chùa: Nơi đây được trang trí thêm nhiều chậu cây xanh và hoa. Chùa Phổ Quang Sài Gòn trồng một loại hoa có tên là Sala, hoa Sala có mùi thơm nhẹ, dễ chịu. Nhiều du khách còn nói rằng, Sala là hiện thân của Phật, nếu có duyên khi đứng dưới tán cây Sala sẽ cảm nhận được hình ảnh Phật hiện lên, sự che chở, bảo vệ của Phật giúp cho tâm hồn họ thanh tịnh, yên bình hơn.

Bái đường: Từ dưới sân đi lên, du khách bước qua các bậc thang để đi tới nhà bái đường hay còn gọi là tiền đường. Các bậc thang dẫn tới bái đường được làm từ đá, có điêu khắc hoa văn nên vô cùng đẹp mắt và tinh tế.

Chính điện: Đại điện, chánh điện đều là tên gọi khác của chính điện. Đại điện chùa Phổ Quang là nơi có điện tích rộng nhất. Đứng ở dưới sân, du khách có thể nhìn thấy mái chùa, hình ảnh rồng, phượng chạm khắc tinh xảo uốn lượn trên mái ngói. Trước đại điện có đặt một lư hương để du khách thắp nhang cầu an, cầu phúc.

Tượng Phật Thích Ca Mô Ni cao khoảng 7 mét

Tượng Phật Thích Ca Mô Ni cao khoảng 7 mét

Bên trong đại điện thờ Phật Thích Ca Mâu Ni và Phật Quan Thế Âm Bồ Tát cùng các vị A La Hán. Chính giữa đại điện là tượng Phật Thích Ca Mô Ni cao khoảng 7 mét, nụ cười từ bi. Hai bên tượng Phật Thích Ca Mô Ni còn thờ 10 bức tượng Thập Điện Diêm Vương được điêu khắc từ gỗ, cao 0,64 mét. Các vật dụng trong chùa đều được làm từ gốm sứ, đúc rất tinh xảo và công phu.

Hai bên tòa đại điện còn phân chia thành nhiều khu vực, mỗi khu vực có chức năng khác nhau. Bao gồm lầu Đông, lầu Tây, khu nhà ở của các sư thầy, nhà truyền thống và phòng khách để đón tiếp khách từ phương xa đến du lịch.

Hang đá - nơi thờ Phật Bà Quan Âm: Khi tới chùa Phổ Quang Sài Gòn du khách sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước hình ảnh con rồng được điêu khắc kỳ công trước cửa hang đá.

Phía trước hang đá

Phía trước hang đá

Bước vào hang sẽ thấy tượng Phật Bà Quan Âm, tọa trên đài sen vàng ở chính giữa hang. Phía sau là hình ảnh cây trúc và hình ảnh Thiện Tài đồng tử ở bên cạnh. Tượng Phật Bà Quan Âm tượng trưng cho sự từ bi, nhân hậu, soi sáng và bảo vệ chúng sinh.

Tượng Phật Bà Quan Âm ở trong hang đá

Tượng Phật Bà Quan Âm ở trong hang đá

Trong chùa Phổ Quang còn có ngôi mộ thờ Liệt sĩ - nữ sinh Quách Thị Trang, pháp danh Diệu Nghiêng. Theo du khách đến đây, họ nói ngôi mộ này rất thiêng!

2.4. Các hoạt động Phật giáo lớn ở chùa Phổ Quang

Chùa Phổ Quang là nơi được rất nhiều Phật tử lui tới chiêm bái, lễ chùa. Hàng năm, nơi đây tổ chức rất nhiều hoạt động Phật giáo lớn như:

● Lễ Thượng Nguyên vào ngày 15 tháng 01 âm lịch

● Lễ Phật Đản vào ngày 15 tháng 04 âm lịch

● Lễ Vu Lan vào ngày 15 tháng 07 âm lịch

● Vía Đạt Ma sư tổ vào ngày 05 tháng 10 âm lịch

● Lễ Hạ Nguyên vào ngày 15 tháng 10 âm lịch

Chùa mở cửa từ sáng đến tối tất cả các ngày trong tuần nên bạn có thể lui tới bất kỳ ngày nào để cầu may.

Trên đây là các thông tin chi tiết về hai ngôi chùa Phổ Quang nổi tiếng nhất nhì Hà Nội và Hồ Chí Minh, hy vọng sẽ giúp ích bạn. Nếu có cơ hội tới Hà Nội, Hồ Chí Minh thì đừng quên ghé thăm hai ngôi chùa nổi tiếng này nhé! Truy cập loiphong.vn để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác.

Viết bình luận của bạn
Danh mục
Chat messenger