Lôi Phong - Sản xuất và bán lẻ đồ thờ cúng như bàn thờ, đèn thờ, khung ảnh thờ, bàn thờ, tượng phật

Chùa Long Sơn - Pho tượng Kim Thân Phật Tổ lớn nhất Việt Nam

Thứ Năm, 02/11/2023
Trần Xuân Bách

Nếu có cơ hội ghé thăm thành phố biển Nha Trang thì bạn nhất định phải tới chùa Long Sơn để thăm quan, chiêm bái. Không chỉ có không gian kiến trúc độc đáo mang đậm nét Á Đông mà còn sở hữu pho tượng Kim Thân Phật Tổ lớn nhất Việt Nam. Hãy cùng loiphong.vn tìm hiểu về ngôi chùa linh thiêng này nhé!

1. Chùa Long Sơn nằm ở đâu?

Chùa Long Sơn nằm ở đâu?

Chùa Long Sơn nằm ở đâu?

Chùa Long Sơn (hay chùa Phật Trắng) trước đây có tên gọi là Đằng Long Tự, tọa lạc ở địa chỉ số 22, đường 23/10, phường Phương Sơn, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa (dưới chân núi Trại Thu). Khu vực này bao gồm chùa Long Sơn ở phía dưới và chùa Hải Đức ở phía trên. Đây đều là những địa điểm tôn giáo nổi tiếng của thành phố Nha Trang.

Chùa Long Sơn mở cửa tất cả các ngày trong tuần từ 8 giờ sáng đến 17 giờ chiều, miễn phí vé vào cổng. Chùa Long Sơn Nha Trang ngày càng thu hút rất đông du khách trong và ngoài nước tới thăm quan, bái Phật. Đây cũng chính là cơ hội để du khách khám phá hết vẻ đẹp của Nha Trang, thêm một phần ý nghĩa trong chuyến du lịch của mình.

Để tới được chùa Long Sơn - Nha Trang, bạn có thể sử dụng ô tô, xe máy hay xe taxi, xe ôm. Nếu xuất phát từ trung tâm thành phố Nha Trang (gần tháp Trầm Hương) thì bạn di chuyển theo lộ trình Lê Thánh Tông - Thái Nguyên - Đường 23/10. Còn nếu bạn ở phía Bắc thành phố Nha Trang thì di chuyển theo đường 2/4 qua Trần Quý Cáp - đường 23/10 gần Nhà Thờ Đá Nha Trang.

2. Chùa Long Sơn Nha Trang xây dựng khi nào?

Chùa Long Sơn xây dựng khi nào?

Chùa Long Sơn xây dựng khi nào?

Năm 1886, chùa Long Sơn được Hòa Thượng Thích Ngộ Trí (một số tài liệu có ghi Ngộ Chí) pháp danh là Phổ Chí (1856 - 1935) khởi dựng. Ban đầu chỉ là một căn nhà tranh nằm trên đỉnh đồi Trại Thủy và được đặt tên là Đằng Long Tự - nơi mà ngày nay là pho tượng Kim Thân Phật Tổ lớn nhất Việt Nam.

Năm 1900, Đằng Long Tự bị sập do một trận bão lớn nên chủ trì đã quyết định di dời xuống chân núi. Lúc này, Hòa Thượng Ngộ Trí đã cho xây lại ngôi chùa nhỏ một gian hai chái và đổi tên thành Long Sơn Tự.

Năm 1936, theo di nguyện của Tổ khai sơn, chùa Long Sơn được tiến cúng cho Hội An Nam Phật học Trung kỳ để làm trụ sở phát triển Phật giáo tỉnh Khánh Hòa.

Vào Năm Bảo Đại thứ 14, 1938 chùa được phong “Sắc tứ Long Sơn Tự”

Năm 1941, chùa được trùng tu và sửa chữa với công lao to lớn nhờ vào Hội trưởng hội Phật giáo Tôn Thất Quyền và Phật tử Võ Đình Thụy.

Năm 1968, chùa Long Sơn bị sạt mái ngói bởi chiến tranh tàn phá ác liệt.

Năm 1971, Thượng tọa Thích Thiên Bình đã đứng ra trùng tu, sửa chữa lại chùa. Quá trình sửa chữa và trùng tu trong một khoảng thời gian khá dài, đến năm 1975 thì mới thực hiện được 60% dựa theo khắc họa của kiến trúc sư Võ Đình Diệp.

Trải qua 136 năm hình thành và phát triển, chùa Long Sơn đã qua các đời trụ trì đó là Hòa thượng Thích Ngô Chính (1886 - 1935) , Hòa Thượng Thích Chánh Hóa (1936 - 1957), Hoàng Thượng Thích Chí Tín (1957 – 2013), Hòa Thượng Thích Thiện Bình (2013 - 2016) và hiện nay là Hòa Thượng Thích Minh Thông.

3. Kiến trúc của chùa Long Sơn Nha Trang

Kiến trúc của chùa Long Sơn Nha Trang

Kiến trúc của chùa Long Sơn Nha Trang

Chùa Long Sơn Nha Trang có tổng diện tích là 3000m2, có kiến trúc độc đáo, chạm khắc tỉ mỉ, ấn tượng, đậm nét Á Đông. Hài hòa với công trình kiến trúc này là những hàng cây cổ thụ nhiều năm tuổi cao lớn, vươn tán lá để tỏa bóng mát giúp cho không khí quanh chùa luôn trong lành, mát mẻ. Bên cạnh chùa là trường trung cấp Phật Học tỉnh Khánh Hòa - nơi giảng dạy và đào tạo các tăng sư trong tương lai.

Khi tới chùa Long Sơn, điểm nổi bật đầu tiên đó chính là cổng chùa to lớn và trang nghiêm sau đó là khoảng sân rộng lớn, hàng cây cao xanh rợp bóng mát. Ấn tượng tiếp theo là những tháp đá, đèn trụ, phù điêu được chạm khắc tinh xảo kết hợp với lối kiến trúc tinh tế của từng mái chùa.

Bậc tam cấp lên chánh điện đặt hai tượng rồng bằng đá.

Bậc tam cấp lên chánh điện đặt hai tượng rồng bằng đá.

Từ sân di chuyển tới chánh điện là hai lối bậc tam cấp, phía trước là bức tranh khảm sành sứ được khắc mặt rồng và chữ “Vạn”.

Chùa Long Sơn còn có rất nhiều điều đặc biệt chắc chắn bạn sẽ chưa biết, phải kể đến như:

3.1. Tượng Phật Thích Ca Mâu Ni bằng đồng nặng 700kg

Tượng Phật bằng đồng ngồi thuyết pháp nặng 700kg

Tượng Phật bằng đồng ngồi thuyết pháp nặng 700kg

Tượng Phật Thích Ca Mâu Ni được đặt ở khu vực chánh điện. Chánh điện chùa Long Sơn có diện tích 1670m2, bên trong được bài trí rất nhiều tượng phật trang nghiêm. Chính giữa là tượng phật Thích Ca Mâu Ni đúc bằng đồng đang ngồi thuyết pháp cao 1.6 mét rộng gần 1 mét và nặng 700kg.  Hai bên là các tượng phật Phù Điêu Bồ Tát, Quan Thế Âm Bồ Tát Đại Thế Chí, Phật Di Lặc, Thiên Thủ Thiên Nhãn. Phía sau bức tượng là tấm gương lớn tượng trưng cho ánh sáng hòa quang nhà Phật.

3.2. Phật Tổ Nhập Niết Bàn

 Tượng Phật Tổ nhập Niết Bàn ở bậc tam cấp thứ 44

 Tượng Phật Tổ nhập Niết Bàn ở bậc tam cấp thứ 44

Trong đoạn đường 193 bậc tam cấp, để lên đến Phật Tổ Nhập Niết Bàn bạn sẽ phải đi qua 44 bậc tam cấp. Pho tượng Phật Tổ Nhập Niết Bàn được chế tác từ đá hoa cương có chiều dài 17m, chiều rộng 5 mét. Phía sau lưng tượng Phật là bức phù điêu miêu tả cảnh 49 đệ tử của Đức Phật hội tụ trong ngày Phật nhập diệt.

3.3. Chuông Đại Hồng Chung

Chuông Đại Hồng Chung ở bậc tam cấp thứ 54

Chuông Đại Hồng Chung ở bậc tam cấp thứ 54

Tại bậc tam cấp thứ 54 là một tháp chuông có chiều cao 2,2 mét và nặng 1500kg. Tháp chuông này có tên gọi là Đại Hồng Chung được các Tăng ni, Phật tử ở Huế cúng dường vào năm 2002. Khi nghe tiếng chuông chùa, cho dù bạn đang vấn vương, suy nghĩ về điều gì thì luôn có một cảm giác bình an, vơi đi như lo âu.

Một mẹo nhỏ cho các gia đình có trẻ nhỏ thường hay khóc đêm thì hãy lui tới nơi đây vào những ngày rằm hàng tháng để các sư tụng kinh, gõ chuông giúp trẻ bớt khóc đêm hơn.

3.4. Tượng Kim Thân Phật Tổ - Pho tượng Phật lớn nhất Việt Nam

Tượng Kim Thân Phật Tổ - Pho tượng Phật lớn nhất Việt Nam

Tượng Kim Thân Phật Tổ - Pho tượng Phật lớn nhất Việt Nam

Bậc tam cấp thứ 193 là điểm dừng chân cuối cùng của chùa Long Sơn Nha Trang. Tại đây, bạn sẽ được chiêm ngưỡng pho tượng Kim Thân Phật Tổ hay tượng Phật Trắng ngoài trời lớn nhất Việt Nam. Bức tượng có chiều cao 24 mét, được đặt trên đài sen cao 10 mét, xung quanh đài là hình 7 vị thánh tử vì đạo trong cuộc chiến tranh chống lại chính sách đàn áp Phật giáo Việt Nam của Ngô Đình Diệm năm 1963.

Sau lưng bức tượng Kim Thân Phật tổ có lối vào

Sau lưng bức tượng Kim Thân Phật tổ có lối vào

Phía sau lưng có lối vào với 2 bên được tạc các vị thần hộ pháp. Đi vào bên trong đài sen, du khách sẽ được chiêm ngưỡng rất nhiều tượng Phật được điêu khắc ở trên tường.

Bên trong điêu khắc nhiều tượng Phật

Bên trong điêu khắc nhiều tượng Phật

Quá trình hình thành pho tượng Phật lớn nhất Việt Nam kéo dài 1 năm (1964 - 1965). Công trình do Thượng tọa Thích Đức Minh - Hội trưởng hội Phật giáo Khánh Hòa và nhà điêu khắc Kim Điền thực hiện.

3.5. Chiêm ngưỡng toàn cảnh Nha Trang từ trên cao

Đứng trên đỉnh đồi, từ chùa Long Sơn du khách sẽ được chiêm ngưỡng cảnh sắc thiên nhiên xung quanh và toàn cảnh thành phố biển Nha Trang. Bạn hãy thử trải nghiệm để hòa mình với thiên nhiên, trời đất, không khí trong lành nơi cửa Phật để nhận lại sự thanh tịnh, an nhiên trong tâm hồn. Ở độ cao lý tưởng này, du khách có thể bắt chọn khung cảnh của thành phố biển Nha Trang. Đừng ngại ngần check in để lưu giữ những khoảnh khắc đáng nhớ khi tới chùa Long Sơn 136 năm tuổi.

Chiêm ngưỡng toàn cảnh Nha Trang từ trên cao

Chiêm ngưỡng toàn cảnh Nha Trang từ trên cao

4. Kinh nghiệm thăm quan, hành hương chùa Long Sơn

● Khi quan cổng Tam Quan để vào chùa Long Sơn, hãy đi bên phải và lúc về thì đi bên trái, tuyệt đối không được đi cửa chính giữa.

● Dù chỉ đi vãn cảnh nhưng chùa Long Sơn là chốn trang nghiêm bạn cần mặc những trang phục lịch sự, kín đáo, không gây phản cảm.

● Hãy đi giày, dép để thuận tiện trong việc leo bậc tam cấp cũng như vào lễ ở các điện.

● Nói chuyện nhẹ nhàng, không được ồn ào.

● Đối với lễ cúng bái, nên lựa chọn đồ chay thanh tịnh thay vì đồ mặn. Xếp đồ và đặt lễ theo các hướng dẫn của nhà chùa.

● Bên ngoài chùa Long Sơn có chiếc đỉnh lớn, bạn hãy thắp hưởng ở đây, không được thắp hương ở trong điện sẽ ảnh hưởng tới không gian chùa và tượng Phật.

● Khi chụp ảnh để làm kỷ niệm tại chùa Long Sơn thì bạn cần chú ý đến cách tạo dáng để không gây phản cảm.

● Đến chùa hãy thành tâm cầu bình an, tận hưởng sự thanh tịnh, an lạc, linh thiêng thay vì mải mê chụp ảnh.

● Tuân theo các quy định của nhà chùa, không tự ý đụng, chạm hay lấy bất kỳ một đồ vật nào trong chùa nếu không có sự cho phép.

● Không được dẫm đạp lên cây cối, cỏ hoa hay bàn ghế.

● Giữ gìn vệ sinh chung, vứt rác đúng nơi quy định.

● Nếu bạn muốn quay video thì hãy xin phép trước với ban quản lý chùa Long Sơn.

Trên đây là các thông tin về chùa Long Sơn, hy vọng sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích. Vào những ngày mùng một, ngày rằm và các ngày lễ lớn trong năm Long Sơn Tự sẽ mở cửa sớm và đóng cửa muộn hơn. Tuy nhiên bạn cần sắp xếp thời gian hợp lý để có chuyến đi ý nghĩa, trọn vẹn.

Viết bình luận của bạn
Danh mục
Chat messenger