Lôi Phong - Sản xuất và bán lẻ đồ thờ cúng như bàn thờ, đèn thờ, khung ảnh thờ, bàn thờ, tượng phật

Chùa Dơi - Cổ tự hơn 450 năm tuổi linh thiêng ở Sóc Trăng

Thứ Sáu, 03/11/2023
Trần Xuân Bách

Bất kỳ ai đến Sóc Trăng du lịch đều không bỏ qua di tích chùa Dơi nổi tiếng. Quần thể kiến trúc chùa Dơi nằm lọt thỏm trong khuôn viên rộng khoảng 4ha. Tên gọi chùa Dơi được bắt nguồn từ việc trong chùa có hàng vạn con dơi đang sinh sống. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về kiến trúc, lịch sử của ngôi chùa này trong bài viết dưới đây của loiphong.vn

1. Chùa Dơi ở đâu?

Chùa Dơi Sóc Trăng - Địa điểm du lịch nổi tiếng

Chùa Dơi Sóc Trăng - Địa điểm du lịch nổi tiếng

Có thể bạn chưa biết, chùa Dơi là không gian văn hóa duy nhất thờ Phật Thích Ca của cộng đồng dân tộc Khmer Nam Bộ ở Sóc Trăng. Ngôi chùa này còn có tên gọi khác là chùa Mã Tộc (chùa Mahatup - tiếng Khmer). Chùa Mã Tộc nằm trên đường Văn Ngọc Chính, Phường 3, TP. Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng; cách trung tâm thành phố khoảng 3km.

Chùa Dơi được xây dựng theo lối kiến trúc đặc trưng của người Khmer là rừng cây cao, dầu cổ thụ - nơi trú ẩn của các đàn dơi. Quần thể kiến trúc chùa Dơi gắn liền với tín ngưỡng của dân tộc Khmer. Năm 1999, ngôi chùa được công nhận là di tích nghệ thuật cấp quốc gia. Đây cũng chính là nơi sinh hoạt cộng đồng và tổ chức nhiều lễ hội truyền thống của người Khmer.

2. Chùa Dơi được xây dựng khi nào?

Theo các tài liệu có ghi chép lại, chùa Dơi được xây dựng vào năm 1569, cách đây 453 năm. Ban đầu, chính điện của chùa được xây dựng bằng lá tre sau đó được xây lại bằng gạch, mái lợp ngói. Đến năm 1960, sửa chữa khu vực chính điện và để có được vẻ khang trang, đẹp đẽ như hiện nay thì chùa Dơi đã trải qua rất nhiều lần trùng tu, tôn tạo.

Chùa Dơi xây dựng khi nào?

Chùa Dơi xây dựng khi nào?

Năm 2008, khu vực chánh điện bị cháy. Đến tháng 4/2009, chính điện của chùa Dơi được phục chế lại như cũ. Năm 2013, khu di tích chùa Dơi Sóc Trăng được đưa vào hoạt động. Dù ngân sách không có nhiều nhưng vẫn có đầy đủ các dịch vụ tiện ích ở phía đối diện đó là bãi đỗ xe rộng, xe điện, nhà hàng,...

Đến nay, chính quyền địa phương tỉnh Sóc Trăng vẫn đang xem xét các chính sách bảo tồn, tôn tạo nơi đây để vừa giáo dục tín ngưỡng vừa đưa chùa Dơi thành địa điểm du lịch nổi tiếng.

Chùa Dơi từ lúc hình thành cho tới nay đã trải qua 19 đời Đại Đức. Các văn bản lưu giữ lại thông tin về những đời Đại Đức của chùa được ghi trên lá thốt nốt nên cũng không bảo quản được, bị mục nát. Hiện giờ chỉ còn ghi nhận được thông tin về 8 đời Đại Đức (từ đời 12 đến đời 19). Loài dơi ở đây cũng đã sinh sống từ thời Đại Đức đầu tiên.

3. Kiến trúc chùa Dơi Sóc Trăng

Kiến trúc chùa Dơi Sóc Trăng

Kiến trúc chùa Dơi Sóc Trăng

Tổng diện tích của chùa Dơi là 4ha bao gồm chánh điện, sala, nhà hội của các sư sãi và tín đồ, phòng ở của các sư sãi và trụ trì, tháp để tro người mất, phòng khách,... Khuôn viên chùa rất rộng với nhiều cây cổ thụ.

Mặc dù là không gian thờ Phật nhưng kiến trúc của chùa Dơi ít nhiều bị ảnh hưởng bởi văn hóa Khmer. Ngôi chùa nổi bật trong không gian xanh mát của cây cối cùng sắc màu vàng cam Khmer đặc trưng.

Mái lợp ngói, nhiều hoa văn họa tiết tinh xảo

Mái lợp ngói, nhiều hoa văn họa tiết tinh xảo

Chùa Dơi có mái được lợp ngói, bốn đầu mái cong vút chạm khắc hình rắn Naga, trên đỉnh mái có ngọn tháp nhọn. Bao quanh chánh điện là các hàng cột đỡ, mỗi cột sẽ có một tượng tiên nữ Khmer chắp hai tay.

Các tượng nữ thần Kâyno

Các tượng nữ thần Kâyno

Đi sâu vào khu vực chánh điện bạn sẽ thấy pho tượng Phật Thích Ca bằng đá nguyên khối, đặt trên một tòa sen cao khoảng 2 mét. Ấn tượng không kém đó là pho tượng được miêu tả là Đức Phật cưỡi trên rắn thần Muchalinda.

Khuôn viên chùa có rất nhiều cây sao và dầu, cứ đến chiều hàng vạn con dơi lại kéo về sân chùa, che kín cả bầu trời. Các vị sư thầy ở đây cho rằng, việc dơi đổ về chùa là phúc lành nhà Phật nên họ rất tích cực bảo vệ bầy dơi.

Mặc dù ở Sóc Trăng có rất nhiều ngôi chùa thanh tịnh, vườn cây bóng mát nhưng bầy dơi chỉ chọn chùa Dơi Sóc Trăng để làm nơi cư trú. Đây là một điều rất bí ẩn, chúng chỉ đậu trên những tán cây trong khuôn viên chùa và không đậu ở bên ngoài.

Các bức tường được vẽ trang trí tuyệt đẹp

Các bức tường được vẽ trang trí tuyệt đẹp

4. Những điều kỳ bí về chùa Dơi ít ai biết

4.1. Truyền thuyết về heo 5 móng

Truyền thuyết về heo 5 móng

Truyền thuyết về heo 5 móng

Theo người Khmer, heo 5 móng là “cốt tinh” của con người với ý nghĩa tâm linh xui xẻo nên gia đình nào nuôi phải con heo này sẽ bất hạnh, lục đục do bị con heo “hành tinh” quấy phá. Người Khmer sợ nuôi phải con heo 5 móng vì nuôi cùng không được giết cũng không xong. Vậy nên, từ hơn 20 năm trước, heo 5 móng đã được gửi vào chùa Dơi nhờ trông nom, chăm sóc. Những chú heo 5 móng được các nhà sư nuôi trong chùa, khi chết được chôn cất ở đây.

Những ngôi mụa của heo 5 móng nằm ở phía sau chùa Dơi, có diện tích khoảng 15m2. Trên mỗi ngôi mộ đều có hình vẽ những chú heo béo tốt. Du khách khi tới đây đều đốt nhang khấn vái và hy vọng những chú heo này sẽ sớm siêu thoát, xóa bỏ được kiếp tội nghiệp.

4.2. Lời đồn về những con dơi thành tinh

Nhiều người truyền miệng nhau rằng, dơi tu trong chùa quá lâu sẽ thành tinh và ăn thịt người. Các sư ở chùa Dơi cho rằng đó là lời đồn ác ý, không phải sự thật. Các con dơi ở đây thường chỉ ăn rau, củ quả, thực vật. Nếu như bạn để ý sẽ phát hiện sự thật là các con dơi khi đi kiếm ăn về thường bay vòng quanh chánh điện chứ không bay thẳng qua. Điều này được coi như một sự tôn kính đối với Đức Phật.

Lời đồn về những con dơi thành tinh

Lời đồn về những con dơi thành tinh

Ở đâu chủ yếu là loài dơi quạ quý hiếm. Đây là loài dơi ăn thực vật, trọng lượng trung bình mỗi con từ 1 - 1,5 kg với sải cánh rộng đến 1,5 mét. Loài dơi này chủ yếu ăn trái cây, thường chỉ ăn trái cây của nhà vườn cách đó hàng chục km. Chúng không hề ăn hoa quả ở khuôn viên chùa và của người dân lân cận.

Cho đến nay, chưa có bất kỳ một giải thích hay giả thuyết nào đưa ra để lý giải hiện tượng này. Chùa Dơi với những bí ẩn vẫn được truyền tai nhau khiến không ít người hào hứng tìm đến thăm ngôi chùa này tận mắt để xem thực hư như thế nào.

5. Kinh nghiệm du lịch chùa Dơi Sóc Trăng

5.1. Nên đi chùa Dơi vào thời điểm nào?

Thời tiết Sóc Trăng khá dễ chịu nên bạn có thể tới bất kỳ lúc nào. Khí hậu có 2 mùa mưa khô rõ rệt; nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 26 độ C và ít khi có bão lũ. Thời tiết tốt nhất để bạn đi du lịch Sóc Trăng là khoảng tháng 10 âm lịch. Dịp này bạn không chỉ được thăm quan, khám phá mà còn có cơ hội tham gia vào lễ hội Ooc - Om - Bok - một lễ hội lớn nhất của cộng đồng người Khmer.

Nên đi chùa Dơi vào thời điểm nào?

Nên đi chùa Dơi vào thời điểm nào?

5.2. Cách di chuyển đến chùa Dơi Sóc Trăng

Đường tới chùa Dơi khá dễ, nếu đi từ trung tâm thành phố Sóc Trăng thì bạn đi về hướng Nam khoảng 800m. Tại nút giao thông Hai Bà Trưng và Trần Hưng Đạo thì bạn rẽ vào Trần Hưng Đạo. Đi khoảng 800m sẽ thấy vòng xuyến. Tại đây sẽ đi theo lối ra thứ hai, rẽ vào Lê Hồng Phong đi khoảng 850m rồi rẽ phải vào đường Văn Ngọc Chính khoảng 1km là tới chùa Dơi. Vì không cách quá xa trung tâm bạn có thể đi xe máy, ô tô hay taxi công nghệ.

5.3. Lưu ý khi tới chùa Dơi thăm quan, bái Phật

Lưu ý khi tới chùa Dơi thăm quan, bái Phật

Lưu ý khi tới chùa Dơi thăm quan, bái Phật

● Lựa chọn trang phục phù hợp, lịch sự không quá màu mè hay phản cảm vì đây là chốn linh thiêng, thanh tịnh.

● Nên thành tâm cầu bái để tận hưởng sự an lạc, linh tiêng thay vì mải mê chụp ảnh.

● Tuân theo các quy định của nhà chùa, không được dụng chạm hay lấy bất kỳ đồ vật nào nếu không có sự cho phép.

● Chú ý để không dẫm đạp lên cỏ cây, không được bẻ cành hay làm lại những chú dơi trong chùa.

● Nếu muốn quay video thì hãy xin phép ban quản lý chùa Dơi.

Với các thông tin trên đây về chùa Dơi hy vọng sẽ giúp ích với bạn. Hãy lưu vào sổ tay những địa danh, lưu ý cần thiết khi tới chùa Dơi để có một chuyến đi ý nghĩa và trọn vẹn nhé!

Viết bình luận của bạn
Danh mục
Chat messenger