Lôi Phong - Sản xuất và bán lẻ đồ thờ cúng như bàn thờ, đèn thờ, khung ảnh thờ, bàn thờ, tượng phật

Chùa Bửu Long - Nơi thanh tịnh giữa chốn phồn hoa Sài Gòn

Thứ Năm, 02/11/2023
Trần Xuân Bách

Với vị trí đắc địa, chùa Bửu Long được rất nhiều người lựa chọn là điểm đến chay tịnh để ngồi thiền, tạm quên đi những xô bồ của cuộc sống thực tại. Đến với chùa Bửu Long bạn sẽ cảm nhận được sự khác biệt so với rất nhiều ngôi chùa ở Việt Nam. Đó chính là khuôn viên kiến trúc độc đáo, nơi cầu nguyện không cần hương khói,...Cùng loiphong.vn tìm hiểu chi tiết qua thông tin có trong bài viết dưới đây.

1. Chùa Bửu Long ở đâu?

Chùa Bửu Long ở đâu?

Chùa Bửu Long ở đâu?

Tọa lạc tại một ngọn đồi phía Tây sông Đồng Nai, chùa Bửu Long có tên chính thức là Thiền viện Tổ Đình Bửu Long; nằm ở số 81 Nguyễn Xiển, đường Long Bình, Quận 9; cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng 20 km. Chùa Bửu Long nổi tiếng bởi công trình kiến trúc độc đáo, là sự tổ hợp giữa văn hóa Ấn Độ, Thái Lan và tinh hoa kiến trúc của nhà Nguyễn. Vậy nên, thu hút rất đông du khách tới thăm quan, lễ Phật.

Chùa Bửu Long là một trong số những ngôi chùa được tạp chí nổi tiếng National Geographic của Mỹ vinh danh nằm trong top 10 ngôi chùa có thiết kế đẹp nhất. Vì nằm ở trên một ngọn đồi nên bạn sẽ cảm nhận được không khí trong lành, mát mẻ khi tới đây. Hơn nữa, khuôn viên chùa Bửu Long quận 9 có diện tích rất rộng và bạn có thể cảm nhận được âm thanh của tiếng chuông gió ở trên đỉnh tháp.

2. Lịch sử chùa Bửu Long

Lịch sử chùa Bửu Long

Lịch sử chùa Bửu Long

Chùa Bửu Long trước đây là một tịnh thất nhỏ do cư sĩ Võ Hà Thuật xây dựng vào năm 194. Mãi đến năm 1958, nơi đây được dâng cúng cho vị Tăng thống đầu tiên của Giáo hội Tăng già Nguyên thủy Việt Nam - là Hòa Thượng Hộ Tông. Sau đó, ngôi chùa được mở rộng quy mô, làm mới và lấy tên là Thiền viện Tổ Đình Bửu Long.

Sau nhiều lần tu sửa, đến năm 2007 chùa Bửu Long về cơ bản đã được hoàn thiện. Ngôi chùa có chính điện, tổ đường, tăng xá, trai đường, Bồ Đề Phật Cảnh, tượng Phật nhập Niết Bàn và hang Bồ Tát Khổ Hạnh,....Và trong năm 2007, chùa Bửu Long xây dựng thêm bảo tháp Gotama Cetiya.

3. Khám phá sự độc đáo của chùa Bửu Long

Vinh dự góp mặt trong top 10 ngôi chùa có kiến trúc đẹp nhất thế giới, chùa Bửu Long được người dân Sài Gòn nhắc tới với tên gọi là “chùa Thái Lan”. Đứng từ xa, bạn dễ dàng nhìn thấy được ngọn bảo tháp cao sừng sững giữa trời xanh.

Khám phá sự độc đáo của chùa Bửu Long

Khám phá sự độc đáo của chùa Bửu Long

Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo, lộng lẫy; giao thoa giữa phong cách kiến trúc của triều Nguyễn Việt Nam với phong cách kiến trúc Phật giáo Nam tông ở Đông Nam Á. Bao quanh khuôn viên chùa là những hàng cây thẳng tắp kết hợp với hồ nước hình bán nguyện quanh năm xanh như ngọc.

Thiết kế chùa Bửu Long được sư thầy Viên Minh lên ý tưởng, dựa theo lối kiến trúc Phật giáo nguyên thủy được bắt nguồn từ Ấn Độ. Khi tới đây, du khách sẽ không khỏi ngỡ ngàng, ấn tượng bởi lối kiến trúc Phật giáo, đó là sự kết hợp giữ kiến trúc Phật giáo nguyên thủy và màu sắc văn hóa Việt.

Những điểm hấp dẫn du khách khi tới chùa Bửu Long:

3.1. Thiết kế khuôn viên độc đáo

Hồ nước màu xanh ngọc bích phía trước chùa Bửu Long

Hồ nước màu xanh ngọc bích phía trước chùa Bửu Long

Thiền viện Tổ Đình Bửu Long có khuôn viên thiết kế khá rộng với diện tích 11 ha. Xung quanh chùa đều được bao phủ bởi cây xanh nên không khí ở đây vô cùng trong lành. Dọc lối đi vào là những hàng cây thẳng tắp, tô thêm vẻ uy nghi, tráng lệ cho ngôi chùa. Chính giữa khuôn viên là hồ nước lớn màu xanh ngọc bích, được bao bọc bởi những đường viền chạm trổ, điêu khắc cầu kỳ, tỉ mỉ.

3.2. Tháp Gotama Cetiya

Tòa bảo tháp Gotama Cetiya

Tòa bảo tháp Gotama Cetiya

Đến với chùa Bửu Long, du khách bị thu hút bởi tòa tháp Gotama Cetiya giữa khung cảnh yên bình. Tháp Gotama Cetiya cao 56 mét, có sức chứa lên đến 2000 người được biết đến nhiều là ngọn bảo tháp lớn nhất Việt Nam. Toàn bộ bảo tháp Gotama Cetiya được phủ bởi màu trắng thanh khiết, đỉnh chóp sơn vàng. Đỉnh tháp được gắn chuông gió nên khi tới đây bạn đều nghe thấy tiếng chuông gió ngân vang trong gió trời.

3.3. Ngôi chùa Thái Lan giữa Sài Gòn

Địa điểm được nhiều bạn trẻ lựa chọn check in

Địa điểm được nhiều bạn trẻ lựa chọn check in

Người dân Sài Gòn thường gọi chùa Bửu Long q9 là chùa Thái Lan bởi mang nét kiến trúc của những ngôi chùa xứ Chùa Vàng. Ngôi chùa được thiết kế, xây dựng kỳ công; lối chạm trổ cầu kỳ, tinh tế. Bên cạnh đó, chùa Bửu Long còn mang dấu ấn văn hóa Việt được thể hiện qua nét chạm khắc rồng. Nơi đây trở thành điểm đến thu hút rất nhiều bạn trẻ tới check in vào cuối tuần.

3.4. Chùa Bửu Long - nơi cầu nguyện không nhang khói

Tách biệt với sự xô bồ của thành phố, chùa Bửu Long mang nét thanh tịnh, bình yên. Đến đây, mọi ưu phiền đều tan biến; có rất nhiều người lựa chọn nơi đây để ngồi thiền hay chỉ đơn giản là ngắm nhìn cảnh sắc xung quanh. Vì là “ngôi chùa không nhang khói” du khách tới đây không cần phải mang theo hương đèn, chỉ cần có lòng thành, bái Phật cầu nguyện.

4. Kinh nghiệm thăm quan chùa Bửu Long

4.1. Di chuyển tới chùa Bửu Long như thế nào?

Di chuyển tới chùa Bửu Long như thế nào?

Di chuyển tới chùa Bửu Long như thế nào?

Có 3 cách di chuyển tới chùa Bửu Long, đó là:

Cách 1: Đi từ Suối Tiên

Các bạn đi từ ngã tư Thủ Đức, chạy thẳng theo xa lộ Hà Nội để đến Suối Tiên. Tiếp đó, đi thêm khoảng 2,5 km gặp cây xăng Hiệp Phú 2 tại ngã ba đường mới nằm ở bên phải xa lộ Hà Nội. Sau đó, rẽ vào ngã ba đường mới, đi hết đoạn này thì sẽ gặp đường Nguyễn Xiển cắt ngang. Tiếp tục rẽ phải qua cầu Đồng Tròn, đi khoảng 700m là thấy chùa Bửu Long ở bên phải đường.

Cách 2: Xuất phát từ ngã tư Thủ Đức

Nếu xuất phát từ ngã tư Thủ Đức thì bạn phải rẽ vào đường Lê Văn Việt, chạy thẳng khoảng 4,5 km đến cuối đường sẽ gặp ngã ba Mỹ Thanh thì bạn rẽ vào đường Nguyễn Văn Tăng. Tiếp đó, bạn đi khoảng 2km, thấy ngã rẽ vào đường Nguyễn Xiển thì tiếp tục đi sẽ thấy trường THPT Nguyễn Văn Tăng, đi thêm 1km sẽ thấy chùa.

Cách 3: Đi hầm Thủ Thiêm

Từ đại lộ Mai Chí Thọ, bạn chạy thẳng rồi rẽ phải vào đường Nguyễn Thị Định. Sau đó, đi khoảng 700 mét rẽ vào đường Nguyễn Duy Trinh và đi cho tới khi gặp đường Nguyễn Xiển. Tiếp theo là bạn đi hết con đường rồi rẽ phải và sau khi đi khoảng 2 km thì bạn sẽ tới chùa Bửu Long.

4.2. Thời gian mở cửa và giá vé chùa Bửu Long

Chùa Bửu Long không thu phí thăm quan và hành hương. Thời gian mở cửa từ 09:00 - 11:00 /14:00 - 21:00. Chùa sẽ không đón khách từ sau 11:00 đến trước 14:00. Nếu  bạn đến vào khoảng thời gian này thì chỉ có thể tham quan bên ngoài chùa.

4.3. Lưu ý khi tới chùa Bửu Long TPHCM

Lưu ý khi tới chùa Bửu Long TPHCM

Lưu ý khi tới chùa Bửu Long TPHCM

● Không mang nhang: Chùa Bửu Long là “ngôi chùa không nhang khói” hơn 60 năm qua nên bạn không nên mang theo nhang khi tới thăm chùa.

● Mặc trang phục lịch sự: Dù không đặt ra nhiều quy định về trang phục nhưng bạn hãy ăn mặc lịch sự, không quá ngắn; kín đáo để phù hợp với không gian tôn nghiêm, thanh tịnh.

● Hãy nhớ bỏ dép nếu như bạn muốn lên tháp. Bên hông chùa có chỗ để dép và túi đựng dép cho khách tham quan nên bạn yên tâm để giày, dép của mình ở đó.

● Hạn chế tối đa việc chụp ảnh, quay phim bên trong chùa Bửu Long. Giữ yên lặng trong quá trình tham quan để không làm phiền người khác lễ Phật.

● ….

Với các thông tin trên đây về chùa Bửu Long, hy vọng sẽ giúp ích với bạn. Cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác về chùa Ba Vàng, chùa Hà,....bằng cách truy cập website loiphong.vn, chắc chắn sẽ giúp ích với bạn rất nhiều đó!

Viết bình luận của bạn
Danh mục
Chat messenger