Phật giáo là nơi chúng ta có thể tu tập, giữ cho tâm hồn trong sáng, an nhiên, thiện lương và đầy trí tuệ. Không chỉ vậy, Đức Phật còn có một con đường Bát Chánh Đạo đưa lối Phật tử thoát khỏi hồng trần, chấm dứt khổ đau hiện tại và đạt tới cảnh giới Niết Bàn vĩnh viễn. Vậy con đường này có gì đặc biệt? Dưới đây sẽ là những chia sẻ chi tiết nhất về Bát Chánh Đạo mà Lôi Phong dành tới bạn đọc.
1. Bát Chánh Đạo là gì?
Bát Chánh Đạo còn được gọi là Bát Thánh Đạo hoặc Bát Chính Đạo, có mối quan hệ mật thiết với Đạo Đế và là con đường cổ xưa của Phật giáo. Theo nhiều nhà diễn dịch, là con đường gồm 8 chi, không phải là 8 bước như trước đây. Tám chi này được chia thành 3 yếu tố về mặt đạo đức, trí tuệ và cuối cùng là tinh thần.
Tám chi Bát Chánh Đạo gồm có: Chánh Kiến, Chánh Niệm, Chánh Định, Chánh Mạng, Chánh Nghiệp, Chánh Ngữ, Chánh Tư Duy và cuối cùng là Chánh Tinh Tấn. Đặc biệt, trong Phật pháp, 8 con đường này còn được khắc họa như chiếc bánh xe có 8 nan hoa tựa như bánh xe cuộc đời của mỗi con người. Chỉ khi đi hết những nan hoa ấy thì mới có thể tiến thẳng đến bờ cõi an lạc, vô cực.
Trong triết lý của Phật giáo, Bát Chánh Đạo không hề mang những lý luận cao siêu, khó hiểu mà gắn liền với hồng trần nhân gian, gắn liền với khổ đau mà chúng ta từng nếm trải và rồi mở ra con đường giải thoát đúng đắn đến cực lạc. Vì vậy, không chỉ dành cho Phật tử mà Bát Chánh Đạo còn dành cho tất cả những ai hướng tâm.
Bát Chánh Đạo là gì
2. Tám con đường Bát Chánh Đạo mà bạn nên biết
Có thể nói, Bát Chánh Đạo là một phương pháp thực hành của Phật giáo, 8 con đường ấy như một phương tiện nhắc nhở chúng ta khi sống phải học hỏi những hành vi, lối sống và thái độ như Tứ Diệu đế. Dưới đây sẽ là cụ thể 8 con đường Bát Chánh Đạo mà bạn nên biết.
2.1 Chánh kiến
Đây là nhánh đầu tiên của Bát Chánh Đạo khi thực hành tu tập. Từ “Chánh” được hiểu là chân chính, ngay thẳng và đúng đắn, còn “Kiến” theo âm tiếng Hán được hiểu là sự nhận biết, kiến thức. Vậy chúng ta có thể hiểu Chánh Kiến là thể hiện sự thông tuệ, sáng suốt, luôn có cái nhìn tổng quát về sự vật, sự việc.
Trên con đường Bát Đạo Chánh, đây là con đường cốt lõi và quan trọng yêu cầu bạn phải hiểu chính chính xác ý nghĩa bởi nó thể hiện nhận thức của chúng ta về nhân sinh, hồng trần. Chánh Kiến không chỉ đơn thuần là “biết” mà còn phải “hiểu” một cách tườm tận. Con đường này giúp thông tuệ, hiểu được như thế nào là khổ đế, tập đế, diệt đế, đạo đế, mở ra con đường lý giải cho Bát Chánh Đạo cũng như Tứ Diệu Đế.
Chánh Kiến là gì?
2.2 Chánh Tư Duy
Con đường thứ hai trong Bát Chánh Đạo chính là chánh tư duy, mang ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Chánh Tư Duy ám chỉ con người phải có suy nghĩ chân chính, không được trái với luân thường đạo lý. Có lẽ, Chánh Kiến chính là bước đệm cho Chánh Tư Duy, chỉ khi nhận thức được thì mới có thể suy nghĩ và lựa chọn ra con đường cần phải đi.
Chánh Tư Duy là gì ?
Không chỉ vậy, Chánh Tư Duy còn giúp chúng ta thấu hiểu được mọi khổ đau đều xuất phát từ tham, sân và si. Qua đó, có thể tự giải thoát bản thân khỏi trần tục, mang đến nhiều thành tựu trong khi tu tập.
2.3 Chánh ngữ
Chánh ngữ là con đường thứ ba trong Bát Chánh Đạo, biểu hiện cho lời nói ngay thẳng, thật thà, không bao giờ nói dối hay ăn không nói có để hãm hại người khác.
Trong cuộc sống, lời nói của chúng ta có tác động rất lớn đến bản thân cũng như người xung quanh. Một câu nói có thể giúp đỡ người khác nhưng cũng là con dao khơi gợi tâm ma quấy nhiễu, khiến họ càng thêm tiêu cực, xấu xa. Vì vậy, Chánh Ngữ thể hiện lý luận của của Đức Pháp, phải luôn tập nói những lời hòa nhã, chân thành, không thô tục và đặc biệt là không được “Khẩu nghiệp”. Chỉ khi làm được điều đó, bạn mới có thể tự mở ra cho mình một con đường giải thoát đúng đắn nhất.
Chánh ngữ là gì?
2.4 Chánh nghiệp
Trong Bát Đạo Chánh, nếu như Chánh Ngữ nhắc nhở con người về cách ăn nói thì Chánh Nghiệp là con đường nói đến hành động. Là người thì cần phải luôn hành động sáng suốt, làm nhiều việc thiện, không được trộm cướp, sát sanh hay tà dâm (ngoại tình, gian díu). Hơn nữa, phải biết tôn trọng sự sống của mọi sinh linh, đặt đạo đức lên trên hết, không hãm hại đến gia sản, sự nghiệp, gia đình của người khác.
Ngoài ra, Chánh Nghiệp còn khuyên răn con người không nên tham lam, sân si, phải luôn sống trong sạch thì gia đình, bản thân sẽ luôn được hưởng phúc đức.
Chánh nghiệp là gì?
2.5 Chánh Mạng
Theo Phật giáo, Chánh Mạng mang ý nghĩa của sự sống nơi trần thế. Vì vậy, khi tu tập Chánh Mạng, mọi chúng sinh đều bình đẳng như nhau. Chánh Mạng đề cao lối sống lương thiện, không được lợi dụng bóc lột, áp bức người khác.
Chánh Mạng là con đường thứ 5 trong Bát Chánh Đạo khuyến khích con người nên làm các nghề trong sạch và tránh các nghề mang đến nghiệp nặng về sau như:
● Không săn bắt hay giết hại chúng sinh
● Không được trộm cắp, lấy những thứ không phải là của mình.
● Không tà dâm ( Ngoại tình, gian díu), tham gia chơi cờ bạc
● Buôn bán chất độc, rượu, ma túy, chất gây nghiện khác,..
● Buôn bán vũ khí.
Chánh mạng là gì?
2.6 Chánh Tinh Tấn
Hiểu biết và nhận thức thực sự đáng quý nhưng siêng năng, nỗ lực và biết cố gắng càng quý hơn. Vì vậy, Chánh Tinh Tấn nhắc nhở con người phải biết nỗ lực tu hành, nhiệt tâm, chuyên cần, hướng đến chân lý đúng đắn và tránh những điều bất thiện.
Đức phật trước khi thành đạo cũng đã nói rằng “ Nếu không chứng được đạo quả, thì dù thịt nát xương tan, ta quyết không rời khỏi chỗ ngồi này". Đúng vậy, bất kỳ người tu hành nào nếu biết đặt ra mục tiêu và kiên trì đến cùng đều sẽ gặt hái được quả ngọt xứng đáng. Bên cạnh đó, Chánh Tinh Tấn còn loại trừ đi những thứ xấu xa, vun trồng điều tốt, trau dồi trí tuệ để tăng cường phước đức, kiểm soát bản thân ngay thẳng.
Chánh tinh tấn là gì?
2.7 Chánh niệm
Con đường thứ 7 trong Bát Chánh Đạo là Chánh Niệm, nghĩa là cách suy nghĩ và ghi nhớ. Chánh Niệm được chia thành 2 khía cạnh “Ức Niệm” và “Quán Niệm”. Ức Niệm nghĩa là suy nghĩ về quá khứ còn Quán Niệm ám chỉ sự quan sát hiện tại và tương lai.
Theo Phật giáo, Chánh Niệm khuyến khích con người nhận thức được những gì ở hiện tại và phải tập trung vào nó, không để những yếu tố khác tác động. Chẳng hạn, khi bạn đang làm việc gì đó thì sẽ có ý thức tập trung vào đó, không nên mải mê chú ý những thứ khác. Điều này sẽ khiến cho công việc dang dở, thất bại.
Chánh niệm là gì?
2.8 Chánh định
Chánh Định là con đường cuối cùng của Bát Đạo Chánh, được hiểu là thiền định, mang ý nghĩa tập trung vào chân lý đúng đắn, mang lại lợi ích cho mọi người xung quanh cũng như bản thân. Không nên có những suy nghĩ lung tung, vọng tưởng, cần giữ vững tâm định. Vì vậy, Chánh Định mang tất cả các tâm thiện và thức thiện nên luôn đi cùng các Chánh Tư Duy, Chánh Tinh Tấn và Chánh Niệm.
Chánh Định là một trong những chân lý giác ngộ an lạc mà trên con đường Bát Chánh Đạo phải trải qua, được ví như ngọn đèn sáng không hề giao động trước gió. Mang ý nghĩa nhắc nhở chúng ta phải luôn thực hành liên tục, không nên chỉ dựa vào lý thuyết suông. Chỉ khi tâm hồn được định tâm, tập trung vào duy nhất một mục đích thì lúc này, bạn sẽ nhìn nhận được những thứ bạn muốn.
Chánh Định là gì?
Trên đây là 8 nhánh Bát Chánh Đạo mà bạn nên biết. Mỗi Chánh Đạo đều có sự tác động mật thiết với nhau. Nhắc nhở con người trên con đường tu hành hướng đến hạnh phúc viên mãn phải thực hành được Bát Chánh Đạo để rèn luyện bản thân mình.
3. Ứng dụng của con đường Bát Chánh Đạo vào đời sống
Có thể nói, vạn vật trong cuộc sống này đều tồn tại bởi vì mang một ý nghĩa riêng nào đó. Cũng vì vậy, mà mỗi sự việc diễn ra hàng ngày cũng luôn có hai mặt tốt và xấu. Đặc biệt, chúng luôn thay đổi mỗi ngày và biến mất, không có gì có thể trường tồn mãi theo thời gian. Đặc biệt, trong cuộc sống đều có quy luật nhân quả. Do đó, chúng ta không nên sân si, tham lam và độc ác. Theo Bát Chánh Đạo, hãy luôn giữ cho mình một tâm hồn trong sạch và lương thiện như dòng suối thanh mát để được nhận phước báo.
Mọi suy nghĩ, lời nói đều sẽ dẫn đến hành động, vì vậy, Đức Phật đã mở ra con đường Chánh Bát Đạo giúp chuyển hóa những điều tối tăm, si mê của phật tử thành từ bi, thông tuệ và nuôi dưỡng tâm hồn dựa trên nền tảng đạo đức để có thể đến với cuộc sống giải thoát an lạc.
Không chỉ dành cho tăng ni, phật tử, Bát Chánh Đạo còn là bài học quý giá dành cho mỗi người. Hiện nay, bất kể trong lĩnh vực gì, từ gia đình, làm ăn, kinh doanh bạn đều nên học hỏi và thực hành con đường Bát Chính Đạo để luôn giữ bản thân chân chính, trong sạch, tránh sa đọa, tham lam gây hại đến bản thân cũng người mọi người xung quanh.
Ứng dụng của con đường Bát Chánh Đạo vào đời sống
Trên đây là những chia sẻ của Lôi Phong về Chánh Bát Đạo. Hy vọng sẽ giúp bạn đọc thấm, thấu và hiểu hơn về ý nghĩa của tám nhánh Chánh đạo này. Có lẽ, đây là con đường giúp hành giả thoát khỏi những đau khổ, tổn thương đến với bên kia bến bờ giác ngộ.