Tín ngưỡng thờ Mẫu là một trong các tín ngưỡng thờ cúng lâu đời và đặc sắc nhất của người Việt. Vào năm 2016, UNESCO đã công nhận tín ngưỡng thờ Mẫu là một trong những Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Tục lệ thờ Mẫu của người Việt bắt đầu từ thời tiền sử và được duy trì đến tận thời phong kiến. Ở mỗi miền của đất nước, tục thờ Mẫu lại có một dạng thức khác nhau. Tuy nhiên, dù hình thức thờ cúng nào thì cũng đều hướng đến sự tôn thờ hình tượng người Mẹ với các quyền năng sinh sôi, bảo trữ và che chở cho con người.
Bàn thờ Mẫu thường thấy tại các đền, chùa tại Việt Nam
Trước đây, bàn thờ Mẫu thường chỉ xuất hiện ở các chùa, đền hoặc điện. Hiện nay, theo sự phát triển của lịch sử, văn hóa và điều kiện kinh tế thì nhiều người đã lập điện thờ ngay tại nhà. Trong bài viết này, Đồ thờ Lôi Phong sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết hơn về tục lệ thờ cúng độc đáo này và cách lập bàn thờ Mẫu tại gia.
>>>CLICK NGAY: Những mẫu bàn thờ tốt nhất hiện nay
1. Tục lệ thờ Mẫu của người Việt Nam
Theo dòng thời gian, tục lệ thờ Mẫu hiện nay có rất nhiều dạng thức khác nhau. Ở miền Bắc, tục thờ Mẫu tồn tại dưới hình thức thờ Tam Phủ, Tứ Phủ với các vị thần, thánh là Thánh Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải, Cô Đôi Thượng Ngàn… Nghi thức thờ Mẫu tại miền Bắc chịu nhiều ảnh hưởng từ Đạo giáo hơn hai vùng còn lại.
Tục lệ thờ Mẫu là một trong những di sản văn hóa phi vật thể của người Việt
Còn ở miền Trung, nghi thức thờ Mẫu đơn giản hơn, không có Tam Phủ, Tứ Phủ mà chỉ có Nữ thần và Mẫu thần. Những vị Nữ thần thường xuất hiện trong văn hóa thờ cúng của người miền Trung là Tứ vị Thánh Nương, Bà Ngũ Hành, Thiên Y A Na, Po Nagar.
Cuối cùng, ở miền Nam thì tục lệ thờ Mẫu không còn có sự phân biệt rạch ròi qua tên gọi, xuất thân của các vị Thánh Mẫu như ở miền Bắc hay miền Trung. Nghi thức thờ Mẫu ở miền Nam cũng không rườm rà và nhiều nghi lễ như ở miền Bắc. Các vị Nữ thần được thờ phụng cũng rất đa dạng: Bà Ngũ Hành, Tứ vị Thánh Nương, Bà Thủy Long, Bà Chúa Động… cùng với những Mẫu thần như Bà Chúa Xứ, Bà Đen, Bà Chúa Ngọc, Bà Thiên Hậu…
Như vậy, có thể thấy rằng bàn thờ Mẫu thường xuất hiện nhiều nhất ở miền Bắc. Vì nghi lễ thờ cúng ở miền Bắc là phức tạp nhất. Vì thế, trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn thông tin về bàn thờ Mẫu theo phong tục thờ cúng ở miền Bắc.
2. Có được tự ý lập bàn thờ Mẫu, điện thờ Mẫu tại nhà không?
Theo phong tục thờ Mẫu tại miền Bắc, để thờ cúng, lập điện, lập bàn thờ Mẫu không phải ai cũng tự ý làm mà được. Điện thờ vốn là nơi dành riêng để thờ Vua Chúa, Thần Phật, Thánh Mẫu. Vậy nên, điện thờ, bàn thờ Mẫu hay điện thờ Tứ Phủ muốn lập tại gia phải có căn duyên với nhà Thánh.
Việc lập điện thờ, bàn thờ Mẫu tại gia chính là mời thần thánh đến nhà. Nên người lập điện phải có “căn” và phải có duyên. Hơn nữa, muốn lập điện thờ tại gia thì phải thực hiện qua các nghi thức trình đồng mở phủ, tìm hiểu về nghi thức, lễ nghĩa trong việc thờ cúng Tứ Phú. Đồng thời phải đảm bảo gắn bó và duy trì được các nghi thức thờ cúng lâu dài.
Do đó, tốt nhất không nên tự ý lập bàn thờ Mẫu, điện thờ Mẫu tại nhà mà không có sự tìm hiểu, chuẩn bị kỹ lưỡng.
>>> TIẾT LỘ: Khám phá sự thật về bàn thờ sơn son thếp vàng
3. Những lưu ý về bàn thờ Mẫu, điện thờ Mẫu tại gia
Để có thể lập điện thờ Mẫu, bàn thờ Mẫu tại gia, người lập điện, lập bàn thờ phải là người có căn số, được Thần Thánh lựa chọn, và cũng đã tham gia các nghi thức thờ cúng, hầu đồng ở các điện thờ. Do vậy, ít nhiều cũng đã biết các nghi thức, quy định khi lập điện.
Khi lập điện thờ Mẫu, bàn thờ Mẫu, cần đảm bảo có thể duy trì các nghi thức thờ cúng, giữ gìn phép tắc để đảm bảo việc thờ cúng diễn ra đều đặn. Hàng ngày dâng nước, thắp hương, thỉnh chuông, bái chuông… Đồng thời cũng cần tìm người kế tục việc thờ cúng, hạn chế tối đa việc phải giải điện, sẽ ảnh hưởng không tốt đến gia chủ về sau này.
Điện thờ Mẫu tại gia
Điện thờ Mẫu, bàn thờ Mẫu thường là điện thờ Tam Tứ Phủ với 3 ban chính: Ban Tam Tứ Phủ công đồng, ban Trần Triều, ban Sơn Trang với các lớp tượng thờ và bàn thờ. Đồng thời có bàn thờ Mẫu Thượng Thiên ở ngoài sân điện.
Điện thờ Mẫu, bàn thờ Mẫu khi lập cần đảm bảo có không gian trang nghiêm, thoáng đãng, sạch sẽ. Thông thường, khi lập điện thờ Mẫu hay lập bàn thờ Mẫu, người ta thường dùng bàn thờ đứng hoặc bàn thờ tam cấp, nhị cấp, bàn thờ sơn son thếp vàng để đảm bảo tính thẩm mỹ cũng như tạo không gian trang nghiêm cho bàn thờ.
Quan trọng nhất khi lập điện thờ Mẫu, bàn thờ Mẫu là gia chủ phải thành tâm. Tùy theo điều kiện mà gia chủ lập điện thờ có tượng hay không có tượng đều được. Thậm chí chỉ cần có bát nhang, thờ long ngai, bài vị cũng được. Nhưng phải thành tâm và đảm bảo thờ cúng đúng nghi lễ.
Tuy rằng tục lệ thờ Mẫu là một nét đẹp văn hóa của người Việt, nhưng để lập điện thờ Mẫu, bàn thờ Mẫu thì không phải ai cũng làm được. Do đó, nếu muốn kêu cầu, cúng lễ Thánh Mẫu, bạn có thể đến chùa, đền nơi có bàn thờ Mẫu để thực hiện nghi thức cúng lễ.
Với những thông tin trên, Đồ thờ Lôi Phong hy vọng đã giúp bạn hiểu hơn về tục lệ này của người Việt.
Tại Lôi Phong, chúng tôi cung cấp mọi loại đồ thờ cúng, phục vụ đa dạng nhu cầu thờ cúng của quý khách. Để tham khảo các sản phẩm, mời quý khách truy cập trang web: http://loiphong.vn/.