Lôi Phong - Sản xuất và bán lẻ đồ thờ cúng như bàn thờ, đèn thờ, khung ảnh thờ, bàn thờ, tượng phật

Âm lịch

Thứ Sáu, 03/11/2023
Trần Xuân Bách

Âm lịch là một trong những loại lịch cơ bản được sử dụng tính thời gian ở Việt Nam. Vậy bạn đã hiểu rõ về lịch này, nguồn gốc ra đời và cách tính chuẩn nhất chưa. Nếu chưa hãy cùng với Lôi Phong theo dõi bài viết dưới đây nhé.


Âm lịch là gì?

Âm lịch là gì?

1. Âm lịch có nghĩa là gì?

Âm lịch là thuật ngữ rất quen thuộc đối với mọi người nhưng đôi khi hỏi âm lịch là gì thì đây lại là câu hỏi khó với nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ. Theo như từ điển trong tiếng Việt, âm lịch là một loại lịch được tính dựa vào sự chuyển động liên tục của mặt Trăng quanh Trái Đất. Mỗi năm sẽ gồm có 12 tháng và mỗi tháng được ấn định là 29 hoặc 30 ngày. Riêng năm nhuận sẽ có 13 tháng.

Đặc trưng của lịch âm đó là thể hiện sự liên tục của chu kỳ trăng tròn và nó không gắn liền hoàn toàn với những mùa trong năm. So với dương lịch, mỗi năm lịch âm sẽ ngắn hơn tầm 11 đến 12 ngày và nó chỉ trùng khớp với thời gian của lịch dương sau khoảng 33 hoặc 34 năm Hồi Giáo. Đối với một số loại âm lịch ngày đầu tiên của tháng sẽ được tính là ngày trăng mới. Đây là ngày mà Mặt Trăng bị hoàn toàn che khuất tại khu vực lịch này.

Âm lịch mà chúng ta đang dùng có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc và theo truyền thuyết đã để lại là do Hoàng Đế thờ kỳ 2698 TCN - 2599 TCN phát minh ra và nó có cơ sở vững chắc từ năm 841 TCN. Tuy nhiên từ đó cho tới nay lịch âm đã có nhiều sự thay đổi về mặc định ngày, tháng đầu tiên.

Âm lịch là loại lịch được tính theo sự chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất

Âm lịch là loại lịch được tính theo sự chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất

2. Cách tính năm âm lịch chính xác và đơn giản nhất

Năm âm lịch được tính dựa vào chu kỳ hồi tròn và khuyết của Mặt Trăng. Theo quan niệm từ thời xa xưa con người ta đã phát hiện được ra rằng hiện tượng Mặt Trăng tròn hay khuyết đều mang những quy luật nhất định. Trung bình của mỗi lần này sẽ được tính là 29,53 ngày và thường được gọi là tháng. Vì vậy mới có tháng âm lịch đủ 30 ngày và có tháng âm lịch thiếu chỉ có 29 ngày.
Trong chu kỳ thay đổi theo mùa từ ngày lạnh cho tới ngày nóng và từ ngày nóng cho tới ngày lạnh thì mặt trăng thay đổi tròn khuyết với khoảng hơn 12 lần. Vì vậy người xưa đã lấy 12 tháng để tính thành 1 năm. Do đó trong 1 năm sẽ có khoảng 364 hoặc 365 ngày. Tuy nhiên cũng có chu kỳ thời tiết thay đổi từ nóng sang lạnh khác và có tới 365 ngày trong 1 năm.

Để phù hợp với quy luật về ngày trong năm người xưa đã cộng thêm 1 tháng vào năm thứ 3. Chính vì vậy năm nào nhuận sẽ có tổng cộng 13 tháng và tháng này được gọi là tháng nhuận.

Một năm âm lịch có 12 tháng có từ 365 hoặc 366 ngày

Một năm âm lịch có 12 tháng có từ 365 hoặc 366 ngày

3. Năm nhuận theo âm lịch là gì?

Năm nhuận hay còn được gọi là ngày thường được hiểu đơn giản đây là một năm có 366 ngày nếu tính theo dương lịch. Trong năm nhuận có 13 tháng thay vì chỉ có 12 tháng như năm âm lịch bình thường.

Trái đất sẽ quay xung quanh Mặt Trời đúng 1 ngày, do đó khi tính theo năm bạn sẽ phải làm các phép tính tròn. Chính điều này gây ra tình trạng sai số trong cách tính năm nhuận. Để có thể khắc phục được tình trạng sai số này người ta cần phải tính năm nhuận để cho những hiện tượng đó được diễn ra theo đúng tự nhiên và phù hợp với chu kỳ quan sát.

Để tính năm nhuận theo âm lịch khá là đơn giản bạn chỉ cần lấy năm Dương Lịch và chia cho 19. Nếu như số đó chia hết cho 19 hay có dư nằm trong dãy số là 3, 6, 9, 11, 14, 17 thì năm âm lịch đó sẽ có năm nhuận và tháng nhuận.

Năm nhuận là năm âm lịch có 13 tháng

Năm nhuận là năm âm lịch có 13 tháng

4. Các ngày lễ lớn được tính theo âm lịch tại Việt Nam

Đối với mỗi quốc gia trên thế giới đều có những ngày lễ kỉ niệm được tính theo âm lịch. Tại Việt Nam cũng vậy, có rất nhiều ngày lễ kỉ niệm truyền thống được lưu truyền từ đời này qua đời khác nhằm để ghi nhớ, tưởng niệm lại những thời khắc thiêng liêng, quan trọng của lịch sử dân tộc. Dưới đây là một số ngày lễ tết quan trọng theo âm lịch của Việt Nam mà bạn nên nắm được.

4.1. Tết Nguyên Đán

Ngày lễ tết quan trọng đầu tiên theo âm lịch không nên bỏ qua đó là Tết Nguyên Đán. Ngày tết diễn ra từ ngày 30 tháng Chạp của năm cũ tới ngày mồng 4 tháng Giêng năm mới. Đây là dịp lễ để cho gia đình sum vầy, quây quần lại bên nhau, cùng thăm hỏi, chúc sức khoẻ bạn bè, người thân, hàng xóm và thờ cúng tổ tiên của mình.

Tết Nguyên Đán diễn ra từ ngày 30 tháng Chạp tới ngày mồng 4 tháng Giêng

Tết Nguyên Đán diễn ra từ ngày 30 tháng Chạp tới ngày mồng 4 tháng Giêng

4.2. Tết Nguyên Tiêu

Tết Nguyên Tiêu là tên gọi bắt nguồn từ đất nước Trung Hoa, tại Việt Nam người ta sẽ gọi là rằm tháng Giêng. Ngày lễ hội này sẽ được tính từ giữa đêm 14 cho tới giữa đêm 15 tháng Giêng âm lịch.

Vào ngày rằm tháng Giêng người dân Việt Nam thường rủ nhau lên chùa để cầu siêu, giải hạn, cầu tài lộc, may mắn cho một năm mới. Đây chính là một trong những lễ hội truyền thống của Việt Nam vẫn được lưu truyền từ ngày này qua ngày tháng.

Tết Nguyên Tiêu được tính từ giữa đêm 14 tới giữa đêm 15 tháng Giêng âm lịch

Tết Nguyên Tiêu được tính từ giữa đêm 14 tới giữa đêm 15 tháng Giêng âm lịch

4.3. Tết Thanh Minh

Tết Thanh Minh là dịp để con cháu đi thăm mồ mả của người thân, ông bà, cha mẹ, tổ tiên những người đã mất. Đây là ngày lễ nhằm để con cháu nhớ về cội nguồn, công lao của tổ tiên và thể hiện tấm lòng thành kính, hiếu thảo của mình đối với người đã khuất. Ngày tết này được diễn ra vào đầu tháng 3, cùng đợt với ngày lễ tết Hàn Thực.

Tết Thanh Minh diễn ra vào đầu tháng 3 theo lịch âm

Tết Thanh Minh diễn ra vào đầu tháng 3 theo lịch âm

4.4. Giỗ Tổ Hùng Vương

Người xưa đã có câu “ Dù ai đi ngược về xuôi - Nhớ ngày giỗ tổ mồng 10 tháng 3”. Ngày giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức vào ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch hằng năm nhằm tưởng nhớ về những vị vua Hùng đã có công dựng nước và giữ nước.

Vào ngày lễ này được tổ chức rất long trọng chu đáo tại Đền Hùng Phú Thọ. Ngày lễ lớn này học sinh, công nhân, nhân viên viên chức nhà nước sẽ được nghỉ 1 ngày. Nhiều người dân đã đổ dồn về đây để được dự lễ này.

Đến nay tín ngưỡng thờ cúng giỗ tổ vua Hùng đã được công nhận là di sản văn hoá Phi Vật Thể. Đây được xem là niềm tự hào và lòng thành kính của mọi người dân đối với những vị anh hùng dân tộc đã phải hy sinh trong sự nghiệp giữ gìn và dựng nước.

Giỗ Tổ Hùng Vương diễn ra vào ngày mồng 10 tháng 3 theo lịch âm

Giỗ Tổ Hùng Vương diễn ra vào ngày mồng 10 tháng 3 theo lịch âm

4.5. Ngày tết Đoan Ngọ

Người Việt Nam ta gắn liền với phong tục truyền thống trồng lúa nước. Chính vì vậy người dân từ xưa đã lấy ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch hàng năm là ngày tết Đoan Ngọ. Đây là dịp mà mùa màng đã được thu hoạch xong.

Nước ta xem ngày tết Đoan Ngọ như ngày tết giữa năm. Đây là dịp để con cháu cúng tổ tiên, cảm tạ trời đất về một mùa màng bội thu.

Tết Đoan Ngọ lấy ngày mùng 5 tháng 5 hằng năm để tính

Tết Đoan Ngọ lấy ngày mùng 5 tháng 5 hằng năm để tính

4.6. Ngày lễ Vu Lan Báo Hiếu

Lễ Vu Lan hay còn được gọi đầy đủ là Vu Lan Báo Hiếu. Dịp này một trong những ngày rất lớn đối với Phật Giáo và diễn ra vào đúng ngày rằm tháng 7 âm lịch hàng năm.

Theo như trong Phật Giáo, đức tính hiếu thảo với ông bà, cha mẹ tổ tiên được đề cao rất nhiều. Theo như lịch chung trên thế giới ngày ngày này cũng trùng với ngày lễ của người Hán đó là tết Trung Nguyên. Vào thời gian này địa ngục sẽ mở cửa để cho các vong linh được ra ngoài. Đối với những vong hồn không có nơi nương tựa thường sẽ được cúng bái vô cùng trang nghiêm vào đúng dịp lễ này.

Đồng thời trong ngày Vu Lan Báo Hiếu dân gian ta đã có nhiều điều kiêng kỵ cần tránh không nên làm để không gặp phải điều xui xẻo. Khi đó mọi người thường sẽ ăn chay, niệm phật để giúp xóa bỏ được bớt những nỗi lo về điềm xấu có thể xảy ra với mình.

Ngày lễ Vu Lan Báo Hiếu rơi vào đúng ngày rằm tháng 7

Ngày lễ Vu Lan Báo Hiếu rơi vào đúng ngày rằm tháng 7

4.7. Tết Trung Thu

Tết Trung Thu còn được gọi là Tết Thiếu Nhi, là một ngày lễ hoạt động vào ngày 15 tháng 8 âm lịch hàng năm. Mặc dù nói là tết thiếu nhi nhưng người lớn cũng nhân dịp này để cùng họp mặt, ăn uống, ngắm trăng, trò chuyện, tâm sự…

Chính vì vậy mà người ta vẫn thường hay gọi đây là tết Đoàn Viên. Khi đó cả gia đình cùng quây quần bên nhau uống trà, thưởng thức bánh. Vào ngày trung thu người ta thường lãm lễ cúng gia tiên, tối bày hoa quả, bánh kẹo để trẻ con có thể phá cỗ, vui chơi và rước đèn.

Tết Trung Thu được tính vào ngày Rằm Tháng 8

Tết Trung Thu được tính vào ngày Rằm Tháng 8

4.8. Ngày Ông Công Ông Táo

Một ngày lễ tết quan trọng nữa ở Việt Nam không nên bỏ qua đó là ngày Ông Công Ông Táo được diễn ra vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm. Người dân vẫn thường gọi đây là ngày vua bếp lên trên thiên đình để chầu trời nhằm tâu lại việc bếp núc, làm ăn, cư xử của gia đình dưới trần gian trong năm qua.

Do đó để được Táo Quân phù trợ thì vào đúng ngày này người dân thường làm các lễ để tiễn Ông Táo về chầu trời. Đồng thời việc làm này còn giúp ngăn cản được sự xâm phạm của các ma quỷ vào thổ cư, đảm bảo bình yên cho các gia đình.

Ngày Ông Công Ông Táo là ngày 23 tháng Chạp hàng năm

Ngày Ông Công Ông Táo là ngày 23 tháng Chạp hàng năm

Với những chia sẻ ở trên chắc hẳn đã giúp các bạn phần nào hiểu rõ hơn về âm lịch cũng như những ngày lễ được tính theo lịch âm tại Việt Nam. Hy vọng qua đây sẽ mang tới cho bạn những thông tin hữu ích nhất để nắm bắt rõ lịch, thời gian và có thể lên cho mình kế hoạch thực hiện mọi việc trong tương lai được rõ ràng nhất. Để tham khảo nhiều thông tin thú vị liên quan tới phong thuỷ, thời gian… hãy truy cập vào website Lôi Phong ngay hôm nay nhé.

Viết bình luận của bạn
Danh mục
Chat messenger