Thờ cúng Ông Địa Thần Tài không chỉ giúp gia chủ thêm bình an, tài lộc. Mà còn giúp công việc làm ăn, kinh doanh của cả gia đình thêm phần phát đạt, may mắn. Chính vì thế, hầu hết các cửa hàng, công ty hiện nay đều có một bàn thờ Ông Địa - Thần Tài đặt trước cửa.
Lập bàn thờ Ông Địa Thần Tài cũng không hề khó. Với những hướng dẫn dưới đây, gia chủ có thể tự lập bàn thờ Ông Địa - Thần Tài để cầu khấn cho công việc kinh doanh thêm phần khởi sắc, tài lộc.
Bàn thờ ông Địa Thần Tài đẹp chất lượng cao kích thước 130x130 cm sâu 50 cm
Dù lập bàn thờ Ông Địa Thần Tài không quá khó nhưng trước khi lập bàn thờ hai vị này, gia chủ cần hiểu và nắm rõ nguyên tắc lập bàn thờ. Nếu phạm phải những điều kiêng kỵ, việc thờ cúng không những chẳng xuôi. Mà còn mang lại nhiều vận xui không mong muốn.
Bàn thờ Ông Địa Thần Tài đã rất phổ biến với người Việt
Theo truyền thống người Châu Á nói chung và người Việt nói riêng thì nơi nào cũng có một vị thần cai quản. "Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá". Do vậy, tục lệ thờ Ông Địa chính là để thờ cúng thần đất. Từ đó cầu mong sự bình an, che chở của vị thần này cho căn nhà, gia đình mình.
Còn tục lệ thờ Thần Tài thì bắt nguồn từ một truyền thuyết ở Trung Hoa. Truyền thuyết kể rằng, có một người lái buôn được Thủy Thần ban tặng một người giúp việc. Từ khi có người giúp việc, công việc làm ăn của người lái buôn ngày càng phát đạt, khấm khá.
Một ngày nọ, người lái buôn đã đánh đuổi người giúp việc khi uống rượu say. Từ đó, việc kinh doanh của người lái buôn đó cũng lụn bại dần. Cho đến khi người lái buôn nhận ra và lập bàn thờ người giúp việc nọ thì việc làm ăn mới khấm khá trở lại. Tục lệ thờ Thần Tài xuất hiện từ đó.
Dần dà, người ta thấy rằng: Nếu không có Ông Địa trấn đất thì cũng khó để nhận được lộc của Thần Tài. Nên lập bàn thờ, thờ chung cả hai ông. Việc lập bàn thờ Ông Địa - Thần Tài chính là vừa để cầu nguyện sự bình an, yên lành cho công việc kinh doanh, vừa để cầu tài lộc cho chủ nhà.
Thờ Ông Địa Thần Tài để cầu nguyện sự bình an, yên lành cho công việc kinh doanh, vừa để cầu tài lộc
Cũng giống như bàn thờ gia tiên, bàn thờ Ông Địa Thần Tài cũng cần có kích thước đúng phong thủy. Kích thước của bàn thờ Thần Tài cũng được làm theo các cung thiên về tài lộc trên thước Lỗ Ban. Do vậy, kích thước bàn thờ Ông Địa Thần Tài thường có các cỡ như sau:
Chiều ngang 48cm - chiều sâu 48cm - chiều cao 68cm (nằm trong khoảng cung vượng - hưng)
Chiều ngang 61cm - chiều sâu 61cm - chiều cao 88cm (nằm trong khoảng cung Hoạnh Tài, Tiến Bảo, tức vượng - tốt
Chiều ngang 68cm - chiều sâu 68cm - chiều cao 98cm (nằm trong khoảng cung Thiêm Đinh - Hưng Vượng)
Chiều ngang 81cm - chiều sâu 81 cm - chiều cao 108cm (nằm trong khoảng cung Đăng Khoa - Hưng Vượng)
Đây là các kích thước tham khảo. Tùy theo ý nguyện và khả năng của gia chủ, bạn có thể tự chọn kích thước bàn thờ Ông Địa Thần Tài sao cho phù hợp. Không nhất thiết phải chính xác với kích cỡ này. Chỉ cần đảm bảo các số đo nằm trong khoảng vượng của thước Lỗ Ban là được.
Kích thước cơ bản của bàn thờ Ông Địa Thần Tài chuẩn phong thủy
Tuy nhiên cần lưu ý: Khi chọn bàn thờ Ông Địa - Thần Tài không nên chọn những bàn thờ quá to hay quá cồng kềnh. Nên chọn bàn thờ vừa phải, phù hợp với không gian của căn nhà và cửa hàng.
Việc thờ cúng muốn tốt đẹp, nhiều tài lộc còn phụ thuộc vào cái tâm của người thờ cúng. Chứ không hoàn toàn phụ thuộc vào kích thước và độ to lớn của bàn thờ.
Ngoài ra cần phải lưu ý nơi lập bàn thờ Ông Địa luôn sạch sẽ thoáng mát
>>>CLICK NGAY: Top những mẫu bàn thờ gia tiên đẹp nhất tại Lôi Phong
Với sự phát triển của công nghệ và kỹ thuật chạm trổ, chế tác, hiện nay có rất nhiều mẫu bàn thờ Ông Địa Thần Tài. Không chỉ có các lựa chọn truyền thống, bạn có thể chọn rất nhiều mẫu bàn thờ Ông Địa Thần Tài với phong cách chế tác mới lạ, hiện đại.
Cùng chiêm ngưỡng video Top những mẫu bàn thờ Ông Địa Thần Tài Đẹp nhất
Mẫu bàn thờ Ông Địa Thần Tài hiện đại
Tại Bàn thờ Lôi Phong, chúng tôi cung cấp các loại bàn thờ Ông Địa như sau:
Bàn thờ Ông Địa giá rẻ, thiết kế đơn giản, nhỏ gọn, phù hợp với không gian nhỏ hẹp
Bàn thờ Ông Địa mái bằng một tầng phong cách hiện đại, đơn giản với màu sắc sang trọng
Bàn thờ Ông Địa một tầng mái chùa cổ truyền, uy nghi phù hợp với không gian rộng lớn
Bàn thờ Ông Địa cao cấp với mái chùa một hoặc ba tầng, kết hợp họa tiết cổ truyền, chạm khắc tinh xảo
Để tham khảo chi tiết các mẫu bàn thờ thần tài đẹp, mời bạn xem các sản phẩm dưới đây:
Ông Địa Thần Tài là hai vị Thiện Thần được dân gian tin rằng thích ở những góc khuất trong nhà. Do vậy, bàn thờ Ông Địa Thần Tài cũng không cần bày trí ở những nơi cao hay chính giữa nhà.
Vị trí thích hợp nhất để đặt bàn thờ là cạnh cửa chính ra vào, sát mặt đất. Lưng bàn thờ nên tựa vào tường, không đặt dưới cửa sổ để tránh hao tổn tài lộc.
Về hướng đặt, gia chủ có thể chọn đặt theo hướng của cung Thiên Lộc hoặc cung Quý Nhân. Trong đó, cung Thiên Lộc là hướng đông nam, cung Quý Nhân là hướng Tây Bắc. Nên sắp xếp hướng của bàn thờ sao cho từ bàn thờ, tượng thờ Ông Địa - Thần Tài có thể nhìn được bao quát toàn bộ lối ra.
Vị trí đặt bàn thờ Ông Địa Thần Tài chuẩn phong thủy
Khi chọn vị trí và hướng đặt bàn thờ Ông Địa Thần Tài, tuyệt đối cần tránh những điều sau:
Không đặt bàn thờ ở gầm cầu thang, gầm xà hay chính giữa nhà.
Không đặt bàn thờ dưới đường dẫn nước thải, những nơi ẩm ướt, u ám. Cũng không nên đặt bàn thờ gần các đồ vật gia dụng như loa, tranh ảnh, quạt, điều hòa. Dân gian cho rằng những món đồ này sẽ khiến lộc không tụ lại được mà bị thổi tiêu tán hết.
Đặt cách xa nhà tắm, nhà vệ sinh, nhà bếp.
Không đặt bàn thờ quay về hướng Tuyệt Lộc của gia chủ.
Ngoài ra, gia chủ cũng cần chú ý khi đặt bàn thờ Ông Địa - Thần Tài: Tuy bàn thờ cần được đặt ở góc nhà, nhưng cần vệ sinh, dọn dẹp liên tục. Tuyệt đối không để bàn thờ phủ bụi hay có rác rưởi xung quanh.
Không mang màu sắc uy nghi, linh thiêng như bàn thờ gia tiên hay bàn thờ Phật, bàn thờ Ông Địa - Thần Tài thường tạo cảm giác ấm áp, gần gũi.
Cách bài trí món đồ thờ cần có trên bàn thờ Ông Địa Thần Tài đúng phong thủy
Các món đồ thờ cúng cần có trên bàn thờ Ông Địa cũng là những món đồ rất đơn giản. Đó là:
Tượng thờ Ông Địa Thần Tài, trong đó Ông Địa đặt bên phải bàn thờ, Thần Tài đặt bên trái
Bài vị thờ Ông Địa Thần Tài, đặt sau tượng thờ
Bát hương đặt chính giữa bàn thờ
Chóe thờ đựng gạo, muối, nước (đặt trước bài vị, đằng sau bát hương)
Ông Cóc (hay còn gọi là Thiềm Thừ) đặt đằng trước tượng thờ Thần Tài, phía sau bát hương
Mâm bồng để trưng đồ cúng và kỷ đựng nước thờ đặt trước bát hương
Bát nước, hay còn gọi là "minh đường tụ thủy" để giữ tài lộc
Lọ hoa tươi, ống hương, nậm rượu, đèn thờ đặt ở hai bên bàn thờ
Đặc biệt, khi thỉnh tượng thờ Ông Địa Thần Tài cần chú ý làm sạch, tẩy uế và làm lễ thỉnh trước khi đặt lên bàn thờ. Đối với ông Cóc cũng vậy, cần khai quang, điểm nhãn rồi mới đặt lên bàn thờ.
Khi bày trí bàn thờ Ông Địa Thần Tài, gia chủ cần chú ý chuẩn bị đầy đủ các món đồ thờ. Nên chọn đồ thờ có màu sắc, chất liệu đồng nhất và hợp mệnh chủ nhà để tránh mất lộc. Đồng thời nên để đèn thờ liên tục trong 100 ngày kể từ khi lập bàn thờ Ông Địa Thần Tài. Việc thắp đèn liên tục sẽ giúp bàn thờ ấm cúng, để các vị Thiện Thần thấy đường mà độ trì cho gia chủ thêm tài lộc, bình an.
Cúng lễ Ông Địa Thần Tài muốn linh nghiệm thì phải biết cách cúng và nhớ những ngày lễ lạt để cúng cho đúng. Cách cúng gồm cả cúng chay và cúng mặn. Vào ngày rằm, mùng 1 hay ngày vía Thần Tài thì gia chủ cần cúng đồ mặn. Những ngày còn lại thì cúng đồ chay là được.
Theo tín ngưỡng dân gian, Ông Địa thích thuốc lá, cà phê và chuối xiêm. Còn Thần Tài thì thích đồ biển như tôm, cua và chuối chín. Vào các ngày cần cúng mặn, bạn có thể chuẩn bị thêm các món đồ như trên để làm lễ.
Nếu không có điều kiện chuẩn bị đồ hải sản, bạn chỉ cần chuẩn bị gà luộc, thịt luộc cùng các món mặn. Cùng với đó là nước trắng, hoa tươi và vàng mã để lễ Ông Địa Thần Tài là được.
Riêng có ngày vía Thần Tài mùng 10 Tết thì cần chuẩn bị cầu kỳ và nhiều món cúng hơn: Thịt luộc, trứng luộc, tôm luộc là 3 món không thể thiếu. Ngoài ra, nếu chủ nhà có điều kiện thì có thể thêm thịt heo quay, cá lóc nướng.
Lễ cúng mặn
Lễ cúng chay thường là lễ cúng hàng ngày hoặc vào ngày rằm, mùng 1 tại các cửa hàng. Đối với lễ cúng chay, gia chủ chỉ cần thay nước, chuẩn bị bánh ngọt, thuốc lá hoặc trái cây là được. Mỗi lần thắp hương, bạn nên thay bình hoa hoặc thay nước cho bình hoa.
Tuyệt đối không để hoa héo hoặc bình nước cắm hoa bốc mùi mà làm lễ. Như vậy sẽ không được độ trì, phù hộ mà ngược lại, còn bị các Ngài quở trách.
Vào những ngày cúng chay, nên cúng vào sáng sớm hoặc chập tối từ 18 - 19h. Đây là khoảng thời gian linh nghiệm nhất để cúng Ông Địa Thần Tài
Lễ cúng chay
Khi mới lập bàn thờ, cần thắp nhang liên tục trong 100 ngày để cầu khí lành cho bàn thờ. Mỗi sáng chỉ cần thay nước ở kỵ nước và thắp 1 nén nhang là được.
Còn khi muốn cầu khấn cho cửa hàng đắt khách hay việc làm ăn thuận lợi, thì gia chủ cần cắm 3 nén nhang theo hàng ngang. Còn đối với ngày lễ, tết thì thắp 5 nén theo hình chữ thập là được.
Khi khấn Ông Địa Thần Tài thì có thể sử dụng bài văn khấn sau đây để tăng thêm tài lộc may mắn cho gia chủ
Văn khấn Ông Địa Thần Tài
Với những thông tin trên đây, Lôi Phong tin rằng bạn đã có thêm kiến thức về việc lập bàn thờ Ông Địa Thần Tài. Để tham khảo và nhận tư vấn các mẫu bàn thờ đẹp, hợp tuổi, hợp phong thủy, mời bạn để lại thông tin để chúng tôi tư vấn. Hoặc đến tham khảo các sản phẩm của chúng tôi.
Thông tin liên hệ
LÔI PHONG
Địa chỉ cửa hàng: La Khê, Hà Đông, Hà Nội.
Địa chỉ xưởng sản xuất: QL21B, Mã Não, Kim Bảng, Hà Nam
SĐT: 096.393.7586
Email: dotholoiphong@gmail.com