0963937586
Tư vẫn miễn phí 24/24
Ship code
Trên phạm vi toàn quốc
Thanh toán
Khi nhận hàng tại Hà Nội
Sản phẩm  Tượng Phật  Tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn

Tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn

Tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn giữ một vai trò quan trọng trong đạo Phật cũng như đời sống văn hóa tâm linh người Việt. Chi tiết tìm hiểu thông tin dưới đây của loiphong.vn

Tín ngưỡng Phật Giáo ngày càng ăn sâu vào tiềm thức của nhiều người nên Phật Giáo ngày càng lớn mạnh và tượng Phật được sử dụng nhiều hơn. Trong đó, phải kể đến tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn - một vật phẩm ý nghĩa mà ai ai cũng muốn sở hữu. Vậy, Thiên Thủ Thiên Nhãn là ai? Tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn có ý nghĩa gì? Cùng tìm hiểu các thông tin dưới đây để có câu trả lời đầy đủ nhất.

1. Thiên Thủ Thiên Nhãn là ai? Sự tích về Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn

1.1. Thiên Thủ Thiên Nhãn là ai?

Thiên Thủ Thiên Nhãn tên đầy đủ là Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Tự Tại hay còn gọi là Phật Ngàn mắt ngàn tay. Theo kinh Phật, khi nghe Đức Phật Như Lai giảng đạo về Đại Bi Tâm, Quan Thế Âm Bồ Tát đã thương cho những số phận bất hạnh ở chốn trần gian nên đã hóa thân thành nghìn mắt nghìn tay để dang rộng vòng tay, soi hết đau khổ trần đời để cứu giúp.

Thiên Thủ Thiên Nhãn chính là Bồ Tát ngàn mắt ngàn tay

Thiên Thủ Thiên Nhãn chính là Bồ Tát ngàn mắt ngàn tay

Trong các tài liệu Phật giáo, Ngài là Bồ Tát giữ vị trí quan trọng, được thờ phụng ở nhiều đền chùa. Theo Thiên Thủ Kinh, Thiên Thủ Thiên Nhãn là hóa thân của Quan Thế Âm Bồ Tát cõi Tây Phương - nơi Phật A Di Đà cai quản.

1.2. Sự tích về Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn

Sự tích kể rằng, vua sinh được hai người con gái đầu lòng. Không khỏi lo lắng, vua đã cầu trời khấn phật mong sinh được cậu con trai nhưng người thứ ba vẫn là gái. Giận trời phật không thương mình nên đặt cho cô gái út là thứ Ba. Khi về già, vua muốn công chúa Ba đi lấy chồng để truyền ngôi cho phò mã. Khác với hai người chị, công chúa Ba không mặn mà với chốn cung điện, đam mê kinh Phật và muốn hiến mình cho đạo Phật.

Vì công chúa Ba không muốn lấy chồng khiến cho vua cha giận dữ bèn bắt giam nàng ở sau hoàng cung. Một hôm, khi vua và hoàng hậu đi dạo, công chúa Ba tới hỏi thăm. Đức vua yêu cầu công chúa bỏ không tu hành nhưng mực mực nàng cầu xin vua cha chấp thuận cho xuất gia.

Vua vờ chiều theo ý để nàng đến chùa Bạch Tước tu nhưng cũng bí mật lệnh cho các nhà sư tại đây phải làm sao để nàng cực khổ, không chịu nổi phải hồi cung lấy chồng. Mọi khó khăn, vất vả không làm công chúa Ba nhụt chí.

Sự tích về Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn

Sự tích về Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn

>>> XEM NGAY: Top tượng Phật Di Lặc đẹp nhất hiện này

Quá tức giận, nhà vua đã cho lệnh thiêu cháy chùa nhưng khi ngọn lửa nổi lên cũng là lúc mưa to xối xả dập lửa ngay lập tức. Vua bắt công chúa về xử tử nhưng trời tiếp tục nổi giông bão, đánh văng lưỡi đao. Vua tiếp tục bắt công chúa treo cổ thì bất ngờ xuất hiện con cọp trắng đến cứu, đưa nàng lên chùa Hương Tích. Thú dữ trong rừng đều bị cảm hóa, ngày ngày đến nghe công chúa Ba giảng kinh.

Nhà vua sau đó bị bệnh hủi, da lở loét, các ngón tay và chân rụng dần. Mọi thần y ai nấy đều bó tay, không tài nào chữa được. Công chúa Ba tu hành đến khi đắc đạo thì khoác áo Ni Cô. Để chữa bệnh cho cha, nàng đã tự chặt hai cánh tay, moi hai con mắt của mình rồi đến cõi Niết bàn, độ cho cha mẹ và hai chị được thành Phật.

2. Tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn có hình dáng như thế nào?

Hình ảnh tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn thường có rất nhiều tay, mỗi bàn tay đều gắn con mắt trí tuệ. Trong tay cầm rất nhiều pháp khí như kiếm, búa, tràng hoa, châu báu, bánh xe, hoa sen,...Đó là những ngành nghề trong cuộc sống của con người.

Tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn có hình dáng như thế nào?

Tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn có hình dáng như thế nào?

Thiên Thủ Thiên Nhãn còn gọi là Nghìn mắt nghìn tay vì trong quan niệm đạo Phật số 1000 là con số của viên mãn. Hiện nay, tại các chùa thường đúc tượng Phật Bà Quan Âm với 40 tay lớn và 960 tay nhỏ, bên trong mỗi tay đều có một con mắt. Bên cạnh đó, 1000 còn có nghĩa là vô số, vô định nên trong các tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn phong thủy thường không đủ 1000 mắt mà chỉ có vài trăm tay và cũng có thể nhiều hơn 1000 mắt tùy vào sự sáng tạo của nghệ nhân.

3. Ý nghĩa của tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn

3.1. Ý nghĩa của tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn trong đạo Phật

Tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn có nghìn mắt nghìn tay chính là để cứu vớt chúng sinh. Bàn tay là tượng trưng của hành động và con mắt là tượng trưng của sự theo dõi, xem xét. Mọi hành động của chúng sinh trên trần gian đều được Phật theo dõi, chứng giám ngày đêm. Mắt nằm trong tay có nghĩa là mắt thấy đến đâu tay sẽ làm đến đó, sẽ luôn hành động để giúp chúng sinh vượt qua khổ ải nhân gian. Thiện nam, tín nữ thấy Phật bà thì vui vẻ, hoan hỉ vì Ngài vừa uy nghiêm lại vừa hiền hòa. Kẻ bất lương gặp bà thì đều khiếp sợ, không dám làm càn.

Tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn trong Phật giáo là để thờ cúng để chúng sinh cầu xin bà che chở, vượt qua hoạn nạn. Đồng thời, để Phật Bà gần chúng sinh và để Ngài ngự trị nghỉ ngơi, tiếp tục cứu độ, cứu nạn.

3.2. Ý nghĩa của tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn trong đời sống

Tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn được chạm khắc tỉ mỉ, đẹp mắt nên thường được mọi người dùng làm đồ trang trí và cũng là vật phẩm thờ cúng linh thiêng. Chỉ cần đặt tượng Phật trong góc nhà thì góc đó sẽ sáng lên rực rỡ bởi vì tượng Phật được tạc rất tỉ mỉ, chi tiết phần khác vì tượng rất linh thiêng.

Tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn giữ vai trò quan trọng trong văn hóa tâm linh người Việt

Tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn giữ vai trò quan trọng trong văn hóa tâm linh người Việt

>>> CLICK NGAY: Những mẫu tượng Phật Tây Phương Tam Thánh chất lượng cao

Mọi việc làm của gia chủ đều được Quán Thế Âm chứng giám, theo dõi phù hộ. Những việc tai ương, điều xấu đều được Ngài hóa giải trước khi nó xảy đến. Gia chủ nên thường xuyên lễ bái để Phật nghe được tâm tư, phù hộ gia đình nhất là đối với gia đình kinh doanh, buôn bán,...

Trong phong thủy, khi sử dụng các vật trang sức có hình ảnh Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn là có nghĩa người đó đang cầu bình an, may mắn. Khi đeo dây mặt Phật Bà thì sẽ luôn nhận được những điều tốt đẹp, có nhiều sức khỏe làm việc, sống an vui. Ngày nay, không chỉ các tín độ Phật giáo mang tượng Phật Bà ngàn mắt ngàn tay mà có rất nhiều người sử dụng từ trẻ nhỏ đến người già.

Bố mẹ đeo tượng Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn cho con cái sẽ luôn bình an, sức khỏe. Vợ chồng đeo thì gia đình hạnh phúc, sự nghiệp thành công; ông bà đẹp thì có nhiều sức khỏe, an lạc; người kinh doanh đeo hoặc để tượng Phật Bà trong nhà mọi việc đều thuận lợi, hanh thông.

4. Một số tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn

Tượng phật Thiên Thủ Thiên Nhãn bằng đồng vẽ gấm

Tượng phật Thiên Thủ Thiên Nhãn bằng đồng vẽ gấm

Tượng phật Thiên Thủ Thiên Nhãn bằng đồng

Tượng phật Thiên Thủ Thiên Nhãn bằng bột đá

Tượng phật Thiên Thủ Thiên Nhãn bằng bột đá

Tượng phật Thiên Thủ Thiên Nhãn đứng bằng đồng

Tượng phật Thiên Thủ Thiên Nhãn đứng bằng đồng

Tượng phật Thiên Thủ Thiên Nhãn ngồi bằng gỗ hương đá

Tượng phật Thiên Thủ Thiên Nhãn ngồi bằng gỗ hương đá

Tượng phật Thiên Thủ Thiên Nhãn ngồi bằng bạch xứ có hào quang

Tượng phật Thiên Thủ Thiên Nhãn ngồi bằng bạch xứ có hào quang

Tượng phật Thiên Thủ Thiên Nhãn ngồi bằng bạch xứ màu đỏ

Tượng phật Thiên Thủ Thiên Nhãn ngồi bằng bạch xứ màu đỏ

Tượng phật Thiên Thủ Thiên Nhãn ngồi bằng bạch xứ

Tượng phật Thiên Thủ Thiên Nhãn ngồi bằng bạch xứ

5. Cách thờ tượng Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn

Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn là vị Phật tượng trưng cho sự bao dung, từ bi, bác ái giúp chúng sinh giác ngộ chân lý, tai qua nạn khỏi mang tới niềm vui, sự lạc quan bình yên trong cuộc sống. Khi thờ tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn bạn cần:

● Đặt bàn thờ tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn ở vị trí phù hợp, nếu thờ thêm Phật thì để tượng Phật ở giữa còn nếu không có tượng Phật thì để tượng Quan Âm chính giữa.

● Bàn thờ nên đặt ở vị trí trang trọng của phòng thờ để phát huy tối đa tác dụng cảm hóa, giúp tâm gia chủ an lạc hơn.

● Nên để bàn thờ đối diện cửa số để có đủ ánh sáng, sau thương Phật không được có cửa sổ.

● Tránh đặt bàn thờ ở hướng về cầu thang, phòng ngủ, nhà vệ sinh

● Ngày tốt để thỉnh tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn là mùng 1, 15, 19/2 âm lịch là ngày vía Đức Quán Âm (ngày đảng sinh), ngày Phật thành đạo 19/6, ngày Phật xuất gia 19/9.

● Gia chủ nên chuẩn bị bàn thờ trang nghiêm, chu đáo khi rước tượng về là thượng an trên bàn thờ. Không được dừng ghé hay đặt tượng ở chỗ khác trước khi đặt trên bàn thờ.

Chuẩn bị bàn thờ trang nghiêm, chu đáo

Chuẩn bị bàn thờ trang nghiêm, chu đáo

● Trước khi thỉnh tượng Phật Bà ngàn mắt ngàn tay thì gia chủ nên làm lễ khai quang điểm nhãn, lễ rước và lễ an vị. Trong suốt thời gian thỉnh tượng nên ăn chay niệm Phật, tụng kinh để bày tỏ sự thành tâm.

● Ngày 1, 15, 30, ngày vía Phật bạn hãy dâng mâm cơm chay, hoa quả, 3 chén nước sạch còn ngày thường cúng hoa quả là được.

● Không cúng cỗ mặn, tiền vàng, bùa chú.

6. Phân biệt tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn và Chuẩn Đề Bồ Tát

Thiên Thủ Thiên Nhãn và Chuẩn Đề Bồ Tát có hình tướng khá giống nhau nên có không ít người bị nhầm lẫn. Vậy nên loiphong.vn sẽ giúp bạn phân biệt nhanh chóng, chính xác.

6.1. Về phần đầu

Tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn có khuôn mặt đầy đặn, cân đối, mắt mở 3/4 nhìn xuống, mũi thon thẳng, miệng nhỏ, cổ cao, tóc buộc sau lưng. Ngài đội ngũ được trang trí cầu kỳ, tinh tế. Phần đầu của Ngài có 11 khuôn mặt, tượng trưng cho 11 quả vị giác ngộ, khuôn mặt trên tôn tượng được sắp xếp theo 5 tầng biểu trưng cho ngũ trí Phật.

Tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn có khuôn mặt đầy đặn, cân đối và cáo nhiều diện mặt trên đỉnh đầu

Tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn có khuôn mặt đầy đặn, cân đối và cáo nhiều diện mặt trên đỉnh đầu

Trong khi đó, tượng Phật Mẫu Chuẩn Đề đội mão Hao Quang, trên mão có hóa hiện 5 vị Như Lai, quang tượng tỏa ánh hoàng quang sáng tròn rực lửa. Tôn tượng của Ngài có 3 mắt gồm Tuệ Nhãn, Phật Nhãn và Pháp Nhãn biểu trưng cho ý nghĩa “Ba Đế chẳng dọc chằng ngang, nhất như bình đẳng”. Mỗi con mắt của Ngài đều ánh lên nét nhìn sắc sảo, tựa ánh sáng soi thấu sáu cõi, nhìn khắp mười phương.

6.2. Về phần thân

Tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn được mô tả với toàn thân sắc trắng, hai cánh tay chính đưa trước ngực tạo ấn Hiệp chưởng, 38 cánh tay bên cầm bảo vật và Pháp khí nhà Phật,...Ngoài cánh tay cầm phát khí thì còn có 42 cánh tay biểu trưng cho 42 thành vị tu chứng cứu độ ở 25 cõi chúng sanh. Những cánh tay ở lớp ngoài cùng đại diện cho hóa thân Phật đi khắp các nẻo đường luân hồi cứu vớt, độ hóa chúng sinh; các cánh tay chỉ xuống tượng trưng cho sự vô úy thí.

Trong các chùa chiền thường thờ tượng  Thiên Thủ Thiên Nhãn được đúc với 40 cánh tay lớn và 960 cánh tay nhỏ, trên mỗi cánh tay đều có một con mắt trí tuệ.

Chuẩn Đề Bồ Tát

Chuẩn Đề Bồ Tát

Toàn thân Chuẩn Đề Bồ Tát được khắc họa rất nhiều tay, có khi 4 tay, khi 16 tay, 32 tay và thậm chí là 80 tay nhưng cũng có khi là một tay. Hai tay trên của Ngài chắp trước ngực, hai tay dưới bắt Tam Muội Ấn (ấn Đại Định) tư thế Thiền Định.

Tay bên phải của Chuẩn Đề Bồ Tát cần các khí vật hung dữ như búa chày, móc câu,...để hàng phục chúng sanh cang cường. Hai tay trái cầm dải lụa, hộp kinh, hoa sen để phát cho chúng sinh để họ tu tập giải thoát sau khi được Ngài thu phục. Bồ Tát Chuẩn Đề ngồi kiết già trên tòa sen, quang thân hào quang tỏa sáng, dưới tòa sen là hai vị Long Vương ủng hộ.

Hy vọng, các thông tin trên đây về tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn của loiphong.vn sẽ giúp ích với bạn. Liên hệ tới loiphong.vn để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác