Tượng Bác Hồ

Lọc
Lọc
Trải dài mảnh đất hình chữ S, hình ảnh tượng bác Hồ khá quen thuộc trong mỗi người dân Việt Nam. Điều đó không chỉ thể hiện lòng biết ơn mà còn là sự kính trọng của những người con Việt đối với người cha già dân tộc. Bài viết dưới đây, hãy cùng Lôi Phong tìm hiểu rõ hơn ý nghĩa đặc biệt của tượng Bác trong văn hóa Việt.

1. Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam 


Chủ tịch Hồ Chí Minh (tên lúc nhỏ là Nguyễn Sinh Cung, tên khi đi học là Nguyễn Tất Thành, những năm hoạt động cách mạng lấy tên Nguyễn Ái Quốc), sinh ngày 19-05-1890 ở làng Kim Liên, xã Nam Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An và mất ngày 02-09-1969 tại Hà Nội. 
Cuộc đời Bác trong sáng và cao đẹp của một người cộng sản, anh hùng dân tộc kiệt xuất đã đấu tranh không mệt mỏi và dâng hiến cả cuộc đời của mình cho tổ quốc, cho nhân dân. Dưới sự lãnh đạo của Người đã đưa nhân dân thoát khỏi ách thống trị thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, thống nhất đất nước, đưa đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.

 
Chân dung Bác Hồ vĩ đại
Chân dung Bác Hồ vĩ đại

Việc đặt tượng Bác nhằm tỏ lòng thành kính, sự hy sinh thầm lặng, cống hiến không biết mệt mỏi của Người. Ngoài ra hình ảnh Bác được treo, đặt trên bàn thờ ở các hộ gia đình, trở thành tín ngưỡng văn hóa của người dân Việt với đạo lý tốt đẹp “uống nước nhớ nguồn”.

2.  Ý nghĩa đặc biệt của tượng Bác Hồ trong văn hóa Việt 




Tượng Bác Hồ có ý nghĩa đặc biệt đối với người dân Việt Nam, qua đó thể hiện tình cảm, niềm thành kính của người con Việt đối với Người.

Thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”

Đối với người nhân dân Việt Nam đạo lý “uống nước nhớ nguồn” được in sâu vào trong tâm trí mỗi người. Việc khắc tượng Bác là tấm lòng tri ân, tưởng nhớ của thế hệ sau đến những thế hệ trước đã hy sinh bảo vệ tổ quốc, để chúng ta có độc lập, tự do như ngày nay.

Ý nghĩa trong tín ngưỡng văn hóa Việt

Từ xưa đến nay tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là truyền thống tốt đẹp trong các gia đình người Việt, nó là tiềm thức của mỗi người. Ở một số vùng miền lập bàn thờ riêng cho Bác được đặt song song với bàn thờ tổ tiên, từ đó đã cho thấy công ơn lớn lao của Bác đối với nhân dân, tổ quốc.
Với cuộc đời thanh tao và đức tính cao đẹp, tấm lòng “yêu thương dân như con” nên tượng Bác đã được đặt ở những nơi tâm linh như chùa, đền thờ… Tượng Bác đã trở thành tín ngưỡng không thể thiếu trong văn hóa Việt.

Ý nghĩa đối với thế hệ sau

Bác Hồ là tấm gương luôn được thế hệ sau học tập và noi theo đặc biệt là thế hệ trẻ -  những trụ cột tương lai của đất nước. Chính vì vậy tượng Bác được đặt ở những nơi trường học, cơ quan nhà nước… Từ đó nhắc nhở thế hệ trẻ hãy học tập và làm theo tấm gương Bác, không ngừng hoàn thiện bản thân để góp phần công sức bé nhỏ của mình cho sự nghiệp phát triển của đất nước.
Ngoài ra tượng Bác còn thể hiện sự “hiếu khách” của người Việt, được dùng làm quà biếu cho những bậc trưởng bối, hay quà lưu niệm cho bạn bè trong và ngoài nước tại các dịp đặc biệt.

3. Các mẫu tượng Bác Hồ thường gặp nhất


Hiện nay, tượng Bác được thiết kế với nhiều kiểu dáng khác nhau. Do đó phải dựa theo mục đích, vị trí đặt, không gian mà bạn chọn ra mẫu tượng phù hợp nhất. Dưới đây Lôi Phong sẽ giới thiệu cho các bạn 3 mẫu tượng thường gặp nhất.

Mẫu tượng Bác kiểu bán thân (nửa người)

Tượng Bác kiểu bán thân là hình ảnh quen thuộc nhất đối với mỗi người Việt. Từ lúc bước chập chững đi học đến lúc đi làm, dường như hình ảnh tượng đó đã trở người đồng hành cùng chúng ta trên tất cả các dấu mốc cuộc đời.

 
Tượng chân dung bác Hồ
Tượng chân dung bác Hồ


Tượng được trưng bày tại những phòng hội nghị, phòng họp, giảng đường lớn…và được thờ tại những ngôi chùa, đền. 
Kiểu bán thân được thiết kế với những kích thước và kiểu dáng khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của người dùng. Với kiểu dáng này thông số kích thước chiều cao x chiều ngang vai x chiều ngang đế như 25x17x10 cm, 35x30x15 cm, 85x70x42 cm, 120x85x55 cm...

Mẫu tượng Bác Hồ kiểu đứng

Những năm trở lại đây, tượng Bác Hồ kiểu đứng cũng được sử dụng rộng rãi không kém tượng Bác kiểu bán thân, có hai loại cỡ chính được sử dụng . Cụ thể như sau:
  • Tượng cỡ lớn: Được trưng bày tại những quảng trường, vườn hoa, công viên, đài tưởng niệm. Tiêu biểu như tượng Bác trên công trình thủy điện Hòa Bình với toàn bộ chiều cao 18m, nặng khoảng 400 tấn.
 Tượng Bác trên công trình thủy điện Hòa Bình 
Tượng Bác trên công trình thủy điện Hòa Bình 
  • Tượng cỡ nhỏ: Tượng Bác có kích thước nhỏ thường được đặt trên bàn đọc, nơi làm việc, bàn uống nước hay đặc biệt trên bàn thờ. Ngoài ra tượng Bác cỡ nhỏ là món quà lưu niệm vô cùng ý nghĩa. Tượng có chiều cao 25cm, 35cm… và những kiểu dáng được thiết kế khác nhau.
Tượng Bác Hồ đứng bằng bạch ngọc loại đất tinh túy và quý hiếm nhất trong các loại đất không có tạp chất
Tượng Bác Hồ đứng bằng bạch ngọc loại đất tinh túy và quý hiếm nhất trong các loại đất không có tạp chất
 
Tượng Bác kích cỡ nhỏ 


Mẫu tượng bác Hồ kiểu ngồi 
Mẫu tượng bác Hồ kiểu ngồi 

Trong 3 mẫu thì kiểu bác Hồ ngồi là kiểu xuất hiện ít nhất. Mẫu này thường được trưng bày ở các di tích hay tòa trung tâm nhằm tôn vinh hình tượng của Bác. 
Tượng bác Hồ kiểu ngồi thường ngồi với tư thế trang nghiêm hay đọc báo. Có 2 loại kích thước phổ biến với thông số kích thước chiều cao x chiều rộng như 42x25 cm, 60x30 cm. 

Tượng Bác Hồ ngồi bằng bạch ngọc loại đất tinh túy và quý hiếm nhất trong các loại đất không có tạp chất
Tượng Bác Hồ ngồi bằng bạch ngọc loại đất tinh túy và quý hiếm nhất trong các loại đất không có tạp chất
 

Tượng bác Hồ ngồi đọc báo

Cũng giống như mẫu tượng bác Hồ kiểu đứng thì mẫu bác Hồ kiểu ngồi cũng có 2 cỡ là tượng cỡ lớn và tượng cỡ nhỏ.
Ngoài những mẫu tượng bác Hồ thường gặp, còn có một số mẫu đặc biệt như tượng bác Hồ ngay giữa lòng thủ đô Mátxcơva, nổi bật với hình ảnh Người đang mỉm cười được chạm khắc nổi trên tấm đồng lớn.
 
Tượng bác Hồ ngay giữa lòng thủ đô Mátxcơva

4. Những nguyên liệu dùng để làm tượng Bác 


Cũng giống như những bức tượng Phật thì tượng Bác cũng được làm từ những nguyên liệu khác nhau. Mỗi nguyên liệu mang đến những nét độc đáo riêng, dưới đây là những chi tiết về nguyên liệu dùng để làm tượng Bác Hồ. 

Tượng Bác được làm từ gỗ

Gỗ là nguyên liệu được sử dụng nhiều để đúc tượng vào những năm trước đây và đến nay nó vẫn được sử dụng rộng rãi. Với những đặc tính như mềm, thuận tiện cho việc chế tác.
Ưu điểm
  • Nguyên liệu dễ tìm, dễ vận chuyển.
  • Có độ bền tương đối lớn, nếu chọn những loại tốt thì độ bền tương đối cao nên giá mua gỗ cũng cao.
  • Được làm từ gỗ nên tạo cảm giác gần gũi, mộc mạc nhưng vẫn không mất đi nét sang trọng. Ngoài ra tượng gỗ Bác Hồ cũng là vật phẩm phong thủy được yêu thích mang đến những điều may mắn đến với người sử dụng.
  • Mẫu mã phong phú, những đường nét nổi bật được tạo ra bởi những nghệ nhân.
Nhược điểm
  • Tượng được làm từ gỗ nên đòi hỏi những nghệ nhân phải có kinh nghiệm và tay nghề cao, chỉ sơ xuất nhỏ cũng có thể làm hỏng sản phẩm.
  • Thời gian để lâu cũng có hiện tượng mối mọt và sứt mẻ ảnh hưởng đến sản phẩm.
  • Nguyên liệu được làm từ gỗ chỉ thuận lợi khắc những bức tượng nhỏ, tầm trung. Đối những bức tượng lớn sẽ gặp những khó khăn.


 
Tượng Bác được làm từ đồng

Nhiều năm gần đây, tượng đồng được nhiều người sử dụng với chất liệu có độ bền theo thời gian.
Ưu điểm
  • Có thể đúc được những bức tượng có kích thước khác nhau từ nhỏ đến lớn.
  • Có độ bền cao, khi vận chuyển không lo bị sứt mẻ gây mất thẩm mỹ.
  • Không mất đi dáng vẻ ban đầu theo thời gian.
  • Tượng làm bằng đồng sẽ có độ tinh xảo và sắc nét cao.
Nhược điểm 
  • Chi phí cao.
  • Mẫu mã bị giới hạn.

Tượng Bác được làm từ thạch cao

Những năm trở về trước, nguyên liệu làm tượng Bác được làm nhiều nhất là thạch cao. Tại sao bây giờ tượng Bác được làm từ thạch cao càng ít thay, vào đó là được làm từ đồng và gỗ. 
Ưu điểm
  • Chi phí mua thấp hơn tượng bằng đồng và gỗ.
  • Nguyên liệu dễ tìm, an toàn với sức khỏe con người, thân thiện với môi trường, không chứa các hóa chất độc hại
Nhược điểm 
  • Vận chuyển khó khăn, dễ đổ vỡ.
  • Dễ bị bụi bẩn, khó lau chùi.
  • Để thời gian lâu dài bị ẩm mốc là điều khó tránh khỏi.

5. Những chú ý khi trưng bày tượng bác Hồ


Tượng Bác được trưng bày nhằm tưởng nhớ đến những đóng góp to lớn của Bác đối với đất nước, với nhân dân. Nên khi chúng ta trưng bày cần chú ý những điều sau:
  • Tượng Bác được trưng bày ở những không gian trang trọng và sạch sẽ, tránh những nơi ẩm thấp, bụi bặm.
  • Đặt tượng ở trên kệ gỗ hay trên bàn, không đặt trực tiếp xuống đất hay sàn nhà.
  • Theo tâm linh thì tượng làm bằng đồng và gỗ là vật phong thủy, nên cần phải xem vị trí đặt tượng sẽ mang lại điềm tốt.

6. Địa chỉ mua tượng bác Hồ uy tín- chất lượng tại đồ gỗ Lôi Phong 


Hiện này có rất nhiều nơi bán tượng bác Hồ, những không dễ dàng tìm được nơi uy tín nhưng vẫn đảm bảo chất lượng, sau khi chế tác vẫn giữ được thần thái của Người. Nếu bạn chưa tìm được địa chỉ uy tín hãy đến với đồ gỗ  Lôi Phong đã có kinh nghiệm hơn 10 năm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh đồ thờ cúng, chúng tôi luôn cam kết:
  • Khách hàng được cung cấp đầy đủ thông tin về sản phẩm.
  • Có chính sách bảo hành rõ ràng.
  • Máy móc hiện đại cùng với đội ngũ nghệ nhân có tay nghề cao, dày dặn kinh nghiêm.
  • Nhân viên tư vấn nhiệt tình, nắm rõ thông tin sản phẩm.
  • Giá thành hợp lý.
  • Hỗ trợ giao hàng tận nơi trên toàn quốc trong vòng 1-3 ngày. Thanh toán sau khi nhận đúng hàng.
Chúng tôi luôn đề cao chất lượng sản phẩm và đặt sự hài lòng của quý khách lên hàng đầu.
Để tham khảo các mẫu tượng bác Hồ đẹp, cùng đường nét tinh xảo chỉnh chu. Quý khách có thể tham khảo qua Website: https://loiphong.vn/. Hoặc liên hệ trực tiếp qua thông tin dưới đây. Lôi Phong luôn sẵn sàng phục vụ quý khách 24/7 với các sản phẩm mỹ nghệ chất lượng và giá thành cạnh tranh nhất.
LÔI PHONG
Địa chỉ cửa hàng: La Khê, Hà Đông, Hà Nội.
Địa chỉ xưởng: QL21B, Mã Não, Kim Bảng, Hà Nam
ĐT: 096.393.7586
Email: dotholoiphong@gmail.com
Chat messenger