Hình ảnh hoa sen Phật giáo gắn liền với biểu tượng của sự trong sáng, hoàn hảo, giải thoát. Cùng tìm hiểu ý nghĩa và ảnh hoa sen Phật giáo đẹp nhất trong nội dung dưới đây.
Hoa sen là một trong tám biểu tượng của đạo Phật, gắn liền với rất nhiều hoạt động, hình ảnh của Phật giáo. Hình ảnh hoa sen Phật giáo còn mang ý nghĩa cho sự thanh khiết, giản dị; thể hiện giá trị “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Cùng khám phá 100+ hình ảnh hoa sen Phật giáo đẹp và ấn tượng nhất trong bài viết dưới đây của loiphong.vn
1. Truyền thuyết gắn liền với hình ảnh hoa sen trong Phật giáo
Hoa sen là một trong những loài hoa phổ biến tại các nước phương Đông. Tại Việt Nam, hoan sen xuất hiện trong hầu hết các sự kiện văn hóa, tín ngưỡng, cưới hỏi, khai trương,...Hoa sen cũng được sử dụng để thờ cúng hay dâng lên Đức Phật.
Hoa sen là hình ảnh quen thuộc với mọi người
Theo truyền thuyết, khi Đức Thích Ca đản sinh, Ngài đi 7 bước và có 7 bông hoa sen đỡ chân ngài. Trong hình ảnh của các vị Phật, Bồ tát thì hoa sen được sử dụng làm bảo tọa hay pháp bảo. Bạn cũng dễ dàng nhìn thấy những hình ảnh quen thuộc trên thế giới với các pho tượng Phật tọa trên đài hoa sen hay hình ảnh hoa sen xuất hiện tại đền chùa, các quyển kinh.
Từ hơn 5000 năm trước, người Ai Cập cổ đại đã dùng hoa sen trong nghi thức tế lễ với sự sùng kính. Tại Ấn Độ hình ảnh hoa sen vươn lên giữa đầm lầy được coi là sức mạnh tinh thần và giá trị đạo đức con người.
Tại Việt Nam, hoa sen xuất hiện nhiều trong chùa chiền và hay gắn liền với hình ảnh của các vị Phật, Bồ tát. Sự vươn lên của hoa sen đón nắng mặt trời được ví như cái tâm thanh tịnh, tu thành chính quả sau quá trình tu tập, thanh tịnh.
2. Ý nghĩa của hình ảnh hoa sen Phật giáo
Hoa sen trong đạo Phật đại diện cho 8 đặc tính của người tu Phật đó là:
Ý nghĩa của hình ảnh hoa sen Phật giáo
- Trừng thanh: Có nghĩa là trong suốt. Những bông hoa sen dù mọc ở đâu thì chỗ nước đó cũng trở nên trong suốt. Vậy nên, ý nghĩa của hoa sen ở đặc tính này đó là ở đâu có Phật thì ở đó sẽ có cuộc sống bình yên, hạnh phúc.
- Không nhiễm: Nghĩa là không bị ảnh hưởng bởi môi trường bên ngoài, thích hợp với câu nói “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Điều này có nghĩa là Chư Phật vẫn luôn sinh hoạt ở trong dòng đời nhưng sẽ không bị các thói xấu làm ảnh hưởng đến tâm hồn.
- Tính kiên nhẫn: Đây là một trong những đức tính quan trọng của nhà Phật; được thể hiện qua hoa sen với quá trình sống và sinh trưởng trong bùn lầy. Dù có khó khăn, trắc trở nhưng với sự mạnh mẽ, kiên nhẫn thì hoa sen vẫn cứ vươn lên mặt nước, tỏa hương thơm ngát.
- Thanh lương: Thể hiện cho tinh thần vượt khó của Chư Phật. Thay vì nở vào mùa xuân hay mùa thu, hoa sen nở vào mùa hè nắng gắt. Hoa sen là biểu tượng của sự vượt khó, mang đến cho đời những giá trị tốt đẹp cũng giống như Phật luôn mang tới nguồn động viên để Phật tử có được sự kiên định, vững vàng vượt qua khó khăn để gặt hái kết quả.
- Viên dung: Có nghĩa là vô tư vì đại cuộc, không vì tư lợi mà bỏ đi lòng từ bi thiện lành. Tâm từ bi luôn là giá trị cốt lõi của người Phật tử. Giống như hình ảnh hoa sen Phật giáo từ khi nở cho đến khi tàn không bị ong bướm quấy rầy. Đây chính là đức tính viên dung vô hại cần có ở mỗi người.
- Ngẫu không: Nghĩa là không để bụng, không chấp nhặt chuyện đời. Ngẫu không chính là đức tính “hỷ, xả” trong giáo lý của đạo Phật. Hoa sen dù thẳng tắp nhưng ở bên trong lại rỗng giống như việc từ bỏ những toan tính, buồn khổ và chỉ giữ lại cho bản thân cái tâm lương thiện.
- Hành trực: Ý chỉ sự ngay thẳng trong đức tính của Chư Phật. Hình ảnh hoa sen vươn lên thẳng tắp chính là biểu tượng cho đức tính đó.
- Bồng thực: Có nghĩa là “gieo nhân nào gặp quả ấy” trong đạo Phật. Một đặc điểm duy nhất có ở hoa sen đó là hoa và quả cùng xuất hiện.
Hoa sen trong Phật giáo gắn liền với những đức tính người Phật tử cần có
Hình ảnh hoa sen Phật giáo mang nhiều ý nghĩa và gắn liền với những đức tính mà người Phật tử cần có. Vậy nên, hoa sen luôn gắn liền với Phật pháp, là biểu tượng của sự trường tồn và chỉ có hoa sen chứ không thể là loài hoa khác.
3. 100+ Hình ảnh hoa sen Phật giáo đẹp và ấn tượng nhất
Hình ảnh hoa sen Phật Giáo đẹp số 01
Hình ảnh hoa sen Phật Giáo đẹp số 02
Hình ảnh hoa sen Phật Giáo đẹp số 03
Hình ảnh hoa sen Phật Giáo đẹp số 04
Hình ảnh hoa sen Phật Giáo đẹp số 05
Hình ảnh hoa sen Phật Giáo đẹp số 06
Hình ảnh hoa sen Phật Giáo đẹp số 07
Hình ảnh hoa sen Phật Giáo đẹp số 08
Hình ảnh hoa sen Phật Giáo đẹp số 09
Hình ảnh hoa sen Phật Giáo đẹp số 10
Hình ảnh hoa sen Phật Giáo đẹp số 11
Hình ảnh hoa sen Phật Giáo đẹp số 12
Hình ảnh hoa sen Phật Giáo đẹp số 13
Hình ảnh hoa sen Phật Giáo đẹp số 14
Hình ảnh hoa sen Phật Giáo đẹp số 15
Hình ảnh hoa sen Phật Giáo đẹp số 16
Hình ảnh hoa sen Phật Giáo đẹp số 17
Hình ảnh hoa sen Phật Giáo đẹp số 18
Hình ảnh hoa sen Phật Giáo đẹp số 19
4. Những công trình lấy cảm hứng từ hình tượng hoa sen
Hình ảnh hoa sen gắn liền với Phật giáo từ xưa cho đến bây giờ. Hoa sen trở thành nguồn cảm hứng bất tận của các kiến trúc sư, nhà thơ, nhà văn,...Tại Việt Nam, ngoài thơ ca, nhạc họa, hoa sen xuất hiện trong rất nhiều công trình nổi tiếng như:
Chùa Một Cột: Là một trong những công trình kiến trúc truyền thống được lấy cảm hứng từ hoa sen. Tương truyền, trong một lần mộng đài sen của vua Lý Thánh Tông, ngôi chùa này được hình thành ngay sau đó. Hình dáng của chùa một cột như một tòa sen, mọc lên từ hồ nước. Điều này khiến chúng ta nghĩ ngay tới hình ảnh hoa sen mọc lên từ dưới bùn, mạnh mẽ vươn lên trong cuộc sống.
Chùa Một Cột Hà Nội
Tháp Cửu Phẩm Liên Hoa - Chùa Bút Tháp: Tháp Cửu Phẩm Liên Hoa là một tổ hợp kết cấu dạng gỗ, dạng tháp 9 tầng chồng lên nhau. Mỗi tầng có một đài sen rộng khoảng 2m, cao 50cm; cả tháp cao 7,8m; phía ngoài tháp là các cánh sen bằng gỗ sơn đỏ tầng tầng lớp lớp. Bên cạnh đó, trong chùa có rất nhiều tượng Phật tọa trên tòa sen cùng với một số hàng lan can được chạm khắc hồ sen với cá, chim.
Tháp Cửu Phẩm Liên Hoa - Chùa Bút Tháp
Chùa Kim Liên: Kiến trúc chùa Kim Liên đã được cô gọn từ thế kỷ XVIII thành một cụm tựa hình bông sen. Thực chất, đây là kiểu kiến trúc đưa ba gác chuông ộp lại thành một tạo hành kiểu kiến trúc chồng diêm hai tầng 8 mái.
Chùa Kim Liên
Cùng với kiến trúc chùa Kim Liên, chùa Tây Phương được xây dựng tinh xảo hơn nhất là ở các đầu đao kép uốn cong, so le. Khi đứng ở góc chéo bạn có thể nhìn thấy được ở ba góc, thấy được sự giãn nở của nhiều lớp mái trông giống với hình ảnh hoa sen nở. Bước vào trong chùa, bạn sẽ bắt gặp hình ảnh tượng hoa sen được chạm khắc trên các vì gỗ, bệ cột,...hay những tảng đá.
Chùa Tây Phương
Nếu ở thời Lý, thời Lê Trung Hưng thế kỷ XVII hình tượng hoa sen trong kiến trúc Phật giáo chỉ có tính riêng lẻ thì đến thế kỷ XVIII hoa sen đã trở thành kiến trúc của cả một giai đoạn, khởi đầu là chùa Kim Liên sau đó là chùa Tây Phương. Giá trị nghệ thuật ở đây là kết cấu kiến trúc, thể hiện ý niệm triết học của Phật giáo thông qua hình ảnh hoa sen.
Bảo tàng Hồ Chí Minh - Hà Nội
Bảo tàng Hồ Chí Minh được khánh thành năm 1990; tòa nhà là một khối hình vuông vạt góc, đặt chéo, cao 3 tầng, dài khoảng 70m. Bốn khối hình vuông ở tầng trên cùng được cách điệu vừa là cánh sen, vừa là 4 khuôn cửa.
Bảo tàng Hồ Chí Minh
Hình khối công trình khắc họa như một bông sen trắng nở - tượng trưng cho phẩm chất thanh cao, trong sáng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và gợi nhớ tới Làng Sen. Với kiến trúc độc đáo, kết hợp cùng với tính dân tộc, hiện đại mang biểu tượng hoa sen nên Bảo tàng Hồ Chí Minh là công trình văn hóa lớn của đất nước.
Chùa Cồ Đàm - Đồng Nai
Kiến trúc của chùa Cồ Đàm được xây dựng theo ý tưởng là hoa sen. Không giống như bất kỳ ngôi chùa nào, chùa Cồ Đàm có nét kiến trúc đặc biệt, hình ảnh hoa sen xuất hiện xuyên suốt với nền chùa là gương, cột là cọng, mái là lá, vách là cành, lan can là cánh,...xung quanh chùa là một hồ nước bao bọc. Hình dáng bên ngoài giống như một thuyền sen hai tầng với ý niệm đưa người vượt qua sông mê để đến được với giác ngộ, giải thoát.
Chùa Cồ Đàm - Ngôi chùa kiến trúc hoa sen
Tòa nhà Bitexco
Tòa nhà Bitexco nằm tại trung tâm quận 1 TP Hồ Chí Minh, cao 68 tầng và là một trong 110 tòa nhà cao nhất thế giới. Tòa nhà Bitexco được Carlos Zapata thiết kế, lấy ý tưởng từ hình ảnh hoa sen để thể hiện văn hóa, truyền thống của dân tộc. Nếu nhìn từ xa, Bitexco như một búp hoa sen khổng lồ bên dòng sông Sài Gòn. Cùng với đó là vẻ đẹp của hình tượng hoa sen được truyền tải thông điệp qua các tấm kính phủ lên đó như bông hoa sen phát sáng giữa Sài Gòn hoa lệ.
Tòa nhà Bitexco ở Thành phố Hồ Chí Minh hoa lệ
Hình ảnh hoa sen Phật giáo xuất hiện ở nhiều nơi, ẩn chứa nhiều ý nghĩa khác nhau. Hy vọng rằng, những thông tin chia sẻ trong bài viết sẽ giúp ích bạn. Truy cập loiphong.com để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác.