0963937586
Tư vẫn miễn phí 24/24
Ship code
Trên phạm vi toàn quốc
Thanh toán
Khi nhận hàng tại Hà Nội
Góc tư vấn

Chép kinh Địa Tạng - Hiểu đúng, chép đúng

21:00 | 18/02/2024
Chép kinh Địa Tạng là hoạt động có ý nghĩa không chỉ cầu mong cho âm siêu dương thới mà còn giúp hồi hướng cho người thân đã mất, cầu nguyện cho chúng sinh sớm được siêu thoát.

Kinh Địa Tạng là tác phẩm quen thuộc đối với Phật tử, là bản kinh nói về hạnh nguyện và công đức của Địa Tạng Vương Bồ tát. Vậy nên, hiện nay có rất nhiều người thực hành chép kinh Địa Tạng. Nếu bạn chưa biết cách chép kinh Địa Tạng như thế nào cho đúng thì hãy tham khảo nội dung dưới đây của loiphong.com

1. Kinh Địa Tạng là gì? Tìm hiểu về kinh Địa Tạng

1.1. Kinh Địa Tạng là gì?

Kinh Địa Tạng còn có tên gọi khác là kinh Địa Tạng Bổn Nguyện. Đây là một kinh điển của Phật giáo Đại thừa nói về Bồ tát Địa Tạng Vương. Đây cũng là một trong những bài kinh phổ biến của Phật giáo Trung Quốc.

Kinh Địa Tạng là một trong những cuốn kinh điển của Phật giáo Đại thừa

Kinh Địa Tạng là một trong những cuốn kinh điển của Phật giáo Đại thừa

Kinh Địa Tạng phổ biến ở các nước Phật giáo Đại thừa, được sử dụng chủ yếu trong nghi thức cầu siêu cho người quá cố. Đặc biệt, vào tháng bảy âm lịch hàng năm, tại các chùa Phật giáo Bắc tông ở Việt Nam thường trì tụng kinh này cả tháng.

Kinh Địa Tạng được chia làm 3 phần, với tổng cộng 13 tác phẩm, trong đó có rất nhiều lời Phật dạy với ý nghĩa thâm sâu nói về công đức của Địa Tạng Vương Bồ tát. Bồ tát Địa Tạng là một trong 6 vị Bồ tát quan trọng của Phật giáo Đại Thừa. Ngài chuyên cứu độ chúng sinh linh khỏi địa ngục và trẻ con chết yểu.

Các tác phẩm trong kinh Địa Tạng bao gồm:

  • Phẩm thứ nhất: Thần Thông Trên Cung Trời Ðao Lợi: 1, 2, 3,…
  • Phẩm thứ hai: Phân Thân Tập Hội
  • Phẩm thứ ba: Quán Chúng Sanh Nghiệp Duyên
  • Phẩm thứ tư: Nghiệp Cảm Của Chúng Sanh Ở Cõi Diêm Phù
  • Phẩm thứ năm: Danh Hiệu Của Ðịa Ngục
  • Phẩm thứ sáu: Như Lai Tán Thán
  • Phẩm thứ bảy: Lợi Ích Cho Cả Kẻ Còn Người Mất
  • Phẩm thứ tám: Các Vua Diêm La và Quyến Thuộc Khen Ngợi
  • Phẩm thứ chín: Xưng Danh Hiệu Chư Phật
  • Phẩm thứ mười: Nhân Duyên và So sánh Công Đức Bố Thí
  • Phẩm thứ mười một: Địa Thần Hộ Pháp
  • Phẩm thứ mười hai: Thấy, Nghe Đều Được Lợi Ích
  • Phẩm thứ mười ba: Giao Phó Cho Trời Người

>>> Link xem hoặc tải về: Để xem hoặc kinh Địa Tạng Bồ Tát đầy đủ và chuẩn nhất file pdf bạn click vào đây: kinh Địa Tạng Bồ Tát  đầy đủ và đúng nhất được Nhà sách đạo Phật ngày nay tái bản lần thứ 5

1.2. Nguồn gốc của kinh Địa Tạng

Kinh Địa Tạng được bắt nguồn từ lòng hiếu thảo của Đức Phật với đấng sinh thành. Trước khi nhập niết bàn, Đức Phật đã lập pháp hội tại cung trời Đao Lợi để thoát độ cho thân mẫu. Tại cung trời này, Đức Phật đã nói tới kinh Địa Tạng để cảm tạ đấng sinh thành.

Nguồn gốc của kinh Địa tạng

Nguồn gốc của kinh Địa tạng

Nội dung của kinh Địa Tạng xoay quanh chữ hiếu và bổn phận của người sống với người đã khuất. Bài kinh cũng nhắc đến những tội phúc quả báo ở kiếp sống kia.

1.3. Ý nghĩa của kinh Địa Tạng

Kinh Địa Tạng là những giáo lý của Phật Địa Tạng giúp cảnh tỉnh nhân sinh và giúp con người dẹp bỏ những tham - sân - si để tu tập khiến tâm mình lương thiện hơn. Kinh Địa Tạng cũng giúp mọi người dứt nghiệp nơi tự tâm, giải trừ những vô minh tăm tối. Sau tất cả, cuối cùng sẽ trở về với Bổn Tôn Địa Tạng của chính mình.

Khi đọc kinh Địa Tạng ở phần chính bạn sẽ thấy được nhiều điều mới mẻ, màu nhiệm. Khi hiểu rõ ý kinh, sự trì tụng thì sẽ cảm nhận được đầy đủ ý nghĩa, đời tu của chúng sanh theo đúng quỹ đạo tu hành. Nếu không thể hiểu rõ kinh thì rất dễ rơi vào đường tà, mê tín.

Ý nghĩa của kinh Địa Tạng

Ý nghĩa của kinh Địa Tạng

Việc tụng, chép kinh Địa Tạng giúp mọi người có được an yên, gia đình hòa thuận, bình yên. Khi tụng kinh Địa Tạng trong ngày lễ tang sẽ giúp hồi hướng cho vong linh người mất, dẫn lối trên con đường đi vào luân hồi.

Khi kinh Địa Tạng đi sâu vào tiềm thức thì tự tâm ta sẽ hiểu cặn kẽ ý nghĩa của bài kinh. Kinh Địa Tạng giúp trí tuệ của ta ngày càng sáng suốt, tam độc tham - sân - si ngày càng thưa mỏng; nghiệp chướng được tiêu trì, những vọng tưởng ngày càng giảm, cứu vớt chúng ta và chúng sinh thoát khỏi địa ngục.

2. Lợi ích của chép kinh Địa Tạng

Rất nhiều Phật tử, chúng sanh đã khuyến khích nhau thực hành chép kinh Địa Tạng để lan tỏa công đức, cầu mong an lạc. Khi chép kinh Địa Tạng Bồ tát bạn sẽ có cơ hội thấu hiểu kỹ hơn từng lời trong kinh. Qua đó, thể hiện rõ đại nguyện của Bồ tát Địa Tạng rằng Ngài sẽ không thành Phật khi ở cõi địa ngục chúng sinh vẫn còn đọa đầy.

Hình ảnh Bồ tát Địa Tạng luôn nhắc nhở người tu hành, Phật tử cần phải tinh tấn hơn nữa trên con đường tu học. Và đó cũng chính là ý nghĩa, lợi ích mà việc chép kinh Địa Tạng mang lại.

Chép kinh Địa Tạng mang đến nhiều lợi ích

Chép kinh Địa Tạng mang đến nhiều lợi ích

Chép kinh Địa Tạng là một trong những việc làm mang lại công đức. Điều này đã được chỉ rõ trong Phẩm 6 của kinh Địa Tạng. Phẩm này có tên “Thế Tôn tán thán” hoặc “Đức Phật tán dương” có nghĩa là Đức Phật khen ngợi Bồ tát Địa Tạng.

Hầu hết, nội dung của Phẩm 6 nói về những lợi ích đối với chúng sinh khi lễ bái và cúng dường Bồ tát Địa tạng, trì tụng và biên chép kinh Địa Tạng, khuyên nhủ mọi người noi theo công hạnh của Ngài,...Nhờ phước đức đó mà chúng ta được chư Phật, Bồ tát, chư Thiên,...hộ trì.

Trong kinh Địa Tạng cũng dạy rằng “Người thiện nam, người thiện nữ nào tự mình biên chép kinh này hoặc bảo người biên chép hoặc tự mình đắp vẽ hình tượng của Bồ Tát cho đến bảo người khác đắp vẽ thì quả báo mà người đó thọ nhận tất được lợi ích lớn”

Chép kinh Địa Tạng Vương Bồ tát gắn liền với tâm nguyện siêu độ vong linh tổ tiên, cha mẹ, người thân đã mất. Mặt khác, đây cũng là tâm nguyện hồi hướng chúng sinh trong địa ngục để thoát khỏi khổ ải.

Khi cõi âm được nhẹ nhàng thì cõi dương sẽ trở nên yên ổn. Do đó, việc chép kinh Địa Tạng sẽ giúp lan tỏa công đức đến mười phương, cầu mong hòa bình, an lạc. Khi chép kinh này bạn cần phải ghi nhớ công đức, hạnh nguyện của Bồ tát và phát nguyện học tập.

Vậy nên, việc chép kinh Địa Tạng sao cho đúng giữ vai trò quan trọng. Nếu chép kinh gắn liền với việc thực hành thì càng quý báu, mang lại nhiều giá trị.

3. Hướng dẫn cách chép kinh Địa Tạng đúng nhất

Hiện nay, có khá nhiều bản dịch kinh Địa Tạng tiếng Việt, Phật tử có thể lựa chọn chép theo bản nào cũng được miễn là thực hiện đúng cách. Dù phong cách hành văn của các dịch giả có khác nhau nhưng nội dung lời dạy ở trong kinh không mấy khác biệt.

Hướng dẫn chép kinh Địa Tạng

Hướng dẫn chép kinh Địa Tạng

Phật tử, chúng sinh có thể phát tâm chép kinh Địa Tạng theo nguyện vọng và khả năng của bản thân. Khi biên chép cần giữ 3 nghiệp thanh tịnh đó là tay viết, miệng đọc, đầu suy nghĩ. Có như vậy thì chúng ta sẽ có được sự tập trung  vào lời dạy trong kinh để chiêm nghiệm một cách sâu sắc.

Trình tự chép kinh Địa Tạng được thực hiện như sau:

  • Trước khi chép kinh
  • Dọn dẹp, sắp xếp phòng sạch sẽ, trang nghiêm và yên tĩnh
  • Nên mặc quần áo chỉnh tề, Phật tử nên mặc pháp phục
  • Không được mặc áo sát nách, quần đùi, váy ngắn
  • Có thể thực hiện các nghi lễ đơn giản như niệm Phật cầu gia hộ, phát nguyện.
  • Trong khi chép kinh Địa Tạng
  • Chép chậm, từ từ, không nên nôn nóng và cũng không được mong chép cho xong.
  • Cố gắng nắn nót từng chữ cho đẹp, khi chép tới tên danh hiệu Phật Bồ Tát thì cần phải viết hoa.
  • Khi chép kinh Địa Tạng phải đặt lòng tôn kính kinh ở mức độ cao nhất, thiêng liêng nhất.
  • Không nên e ngại, rụt rè khi chữ viết chưa được đẹp, cứ viết với sự bình tĩnh, chép đến khi thân tâm an tịnh thì chữ sẽ tròn đầy và đẹp đẽ.
  • Cần phải thể hiện lòng biết ơn Chư Tổ đã có công lao biên soạn, tập kết kinh điển cũng như giữ gìn lưu truyền đến ngày nay.
  • Trong khi chép kinh Địa Tạng nếu bận việc đột xuất thì bạn hãy xá kinh, đặt quyển kinh ở nơi trang nghiêm.
  • Sau khi chép kinh
  • Kiểm tra lại xem có sai sót gì không
  • Có thể tạ lễ Tam Bảo, niệm Phật hồi hướng
  • Lưu giữ kinh ở nơi trang nghiêm, sạch sẽ, cao ráo

Ngoài ra, khi thực hành biên chép kinh Địa Tạng Vương bạn hãy:

Lưu ý khi chép kinh Địa Tạng

Lưu ý khi chép kinh Địa Tạng

  • Lựa chọn những kinh điển hữu duyên để dễ dàng thẩm thấu một cách sâu sắc lời Phật dạy
  • Nếu không may kinh điển bị rách thì bạn hãy tìm cách sửa chữa, không nên bỏ
  • Không được vẽ, viết lung tung lên sách kinh
  • Không được tùy ý vứt lên giường, trên ghế hay những nơi không thanh tịnh
  • Với các ấn phẩm có thể đóng thành khung treo tường thì bạn có thể treo ở phòng khách, phòng thờ và không được treo ở những nơi không thanh tịnh như phòng ngủ, nhà vệ sinh.
  • Không có quy định về thời gian nào cho việc chép kinh
  • Trong thời gian chép kinh, nếu thuận duyên ăn chay được thì sẽ rất tốt
  • Hướng dẫn, khích lệ, tạo điều kiện cho người thân, bạn bè, đồng nghiệp cùng chép kinh Địa Tạng

4. Lời phát nguyện trước khi chép kinh Địa Tạng

Trước khi chép kinh Địa Tạng bạn hãy phát nguyện như sau:

I. Chí tâm quy mạng lễ:

U Minh giáo chủ bổn tôn Ðịa Tạng Bồ tát Ma ha tát.

Lạy đức từ bi đại giáo chủ!

“Ðịa” là dày chắc, “Tạng” chứa đủ.

Cõi nước phương Nam nổi mây thơm.

Rưới hương, rưới hoa, hoa vần vũ.

Mây xinh, mưa báu số không lường.

Lành tốt, trang nghiêm cảnh dị thường.

Người, trời bạch Phật: Nhơn gì thế?

Phật rằng: Ðịa Tạng đến Thiên đường!

Chư Phật ba đời đồng khen chuộng.

Mười phương Bồ tát chung tin tưởng.

Nay con sẵn có thiện nhơn duyên.

Ngợi khen Ðịa Tạng đức vô lượng:

Lòng từ do chứa hạnh lành.

Trải bao số kiếp độ sanh khỏi nàn.

Trong tay đã sẵn gậy vàng.

Dộng tan cửa ngục cứu toàn chúng sinh.

Tay cầm châu sáng tròn vành.

Hào quang soi khắp ba ngàn Ðại Thiên.

Diêm Vương trước điện chẳng hiền.

Ðài cao nghiệp cảnh soi liền tội căn.

Ðịa Tạng Bồ tát thượng nhơn.

Chứng minh công đức của dân Diêm Phù!

Ðại bi, Ðại nguyện, Ðại thánh, Ðại từ, Bổn tôn Ðịa Tạng Bồ tát Ma ha tát. (3 lần)

 

II. Nguyện hương

Nguyện mây hương mầu này.

Khắp cùng mười phương cõi.

Cúng dường tất cả Phật.

Tôn pháp, các Bồ tát.

Vô biên chúng Thanh văn.

Và cả thảy Thánh hiền.

Duyên khởi đài sáng chói.

Trùm đến vô biên cõi.

Xông khắp các chúng sinh.

Ðều phát Bồ đề tâm.

Xa lìa những nghiệp vọng.

Trọn nên đạo vô thượng.

Nam mô Hương Cúng Dường Bồ tát Ma ha tát. (3 lần)

 

III. Phát nguyện

Lạy đấng Tam giới Tôn.

Quy mạng mười phương Phật.

Nay con phát nguyện rộng.

Thọ trì kinh Ðịa Tạng.

Trên đền bốn ơn nặng.

Dưới cứu khổ tam đồ.

Nếu có kẻ thấy nghe.

Ðều phát bồ đề tâm.

Hết một báo thân này.

Sanh qua cõi Cực Lạc.

Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật. (3 lần)

 

IV. Kệ khai kinh

Pháp vi diệu rất sâu vô lượng.

Trăm nghìn muôn ức kiếp khó gặp.

Nay con thấy nghe được thọ trì.

Nguyện hiểu nghĩa chơn thật của Phật.

Nam mô U Minh giáo chủ hoằng nguyện độ sanh:

Ðịa ngục vị không, thệ bất thành Phật.

Chúng sinh độ tận, phương chứng Bồ đề.

Ðại bi, Ðại nguyện, Ðại thánh, Ðại từ, Bổn tôn Ðịa Tạng Bồ tát Ma ha tát. (3 lần)

Chép kinh Địa Tạng giúp mọi người có được an yên, gia đình hòa thuận, bình yên nên bạn hãy thực hiện hàng ngày nhé! Khi chép cần giữ cho mình một tâm thanh tịnh, an yên, hướng thiện.

Địa chỉ cửa hàng: La Khê, Hà Đông, Hà Nội.
Địa chỉ xưởng: QL21B, Mã Não, Kim Bảng, Hà Nam
ĐT: 096.393.7586
Email: dotholoiphong@gmail.com