Trong bài viết này, Lôi Phong xin được gợi ý cho các gia đình những bước cần làm để lập bàn thờ gia tiên cho căn hộ mới. Với các gợi ý này, các bạn có thể chủ động lập bàn thờ gia tiên mà không phạm phải sai sót nào.
>>> Những mẫu khung ảnh thờ trên bàn thờ gia tiên đẹp chất lượng cao
Điều quan trọng nhất khi lập bàn thờ gia tiên là xem ngày, giờ để lập bàn thờ. Theo quan niệm của người Việt, bàn thờ gia tiên, bát hương chính là nơi ngự của các vị thần linh và linh hồn của người đã khuất. Do vậy, khi lập bàn thờ trong nhà mới cần chọn ngày, giờ tốt để làm lễ và thỉnh các ngài về.
Bàn thờ gia tiên kiểu cổ truyền
Ngày để lập bàn thờ thường là ngày đẹp - theo lịch vạn sự hoặc theo sự tính toán của thầy phong thủy. Đồng thời, ngày đó cũng phải thỏa mãn các yếu tố: hợp tuổi, hợp mệnh với chủ nhà, không phải ngày “sát sư” - ngày vía của thầy phong thủy.
Thông thường, ngày lập bàn thờ gia tiên thường vào khoảng đầu tháng, muộn nhất là trước ngày rằm giữa tháng. Tuyệt đối không lập bàn thờ gia tiên vào năm hạn, năm tuổi hay năm phạm hạn “tam tai” của gia chủ.
Tốt nhất, khi có ý định lập bàn thờ gia tiên cho nhà mới, gia chủ nên tham khảo thầy phong thủy hoặc xem lịch vạn sự. Tránh việc chọn phải ngày xấu, ngày không hợp tuổi sẽ đem lại nhiều xui xẻo cho gia đình.
>>> XEM NGAY: Những mẫu đèn thờ đẹp tại Lôi Phong
Cùng chiêm ngưỡng 39 mẫu bàn thờ gia tiên đẹp tại Lôi Phong:
Bàn thờ là nơi ngự của ông bà, tổ tiên linh thiêng. Do đó, không thể đặt bàn thờ ở vị trí tùy tiện. Đặt bàn thờ gia tiên nếu phạm phải các điều kỵ thì sẽ đem đến nhiều điềm rủi cho gia đình.
Bàn thờ gia tiên tốt nhất nên được đặt ở vị trí trang trọng trong nhà. Nếu nhà có nhiều phòng thì có thể đặt bàn thờ trong phòng riêng và lấy đó làm phòng thờ cúng. Nếu căn hộ có diện tích hẹp thì nên đặt bàn thờ gia tiên ở phòng khách.
Bàn thờ gia tiên có thể được đặt tại phòng khách tại các căn hộ chung cư
Để chọn hướng đặt và vị trí bàn thờ chính xác, hợp tuổi, hợp phong thủy nhất, gia chủ có thể mời thầy phong thủy đến xem. Sau đó thầy phong thủy sẽ xác định vị trí và hướng của bàn thờ giúp gia chủ.
Nếu không có điều kiện mời thầy, gia chủ có thể đặt bàn thờ theo hướng Tây Bắc. Theo phong thủy, hướng Tây Bắc là hướng dương. Bàn thờ mang tính âm, đặt theo hướng dương sẽ tạo ra thế cân bằng âm dương.
>>> CLICK NGAY: Những mẫu bàn thờ đẹp nhất hiện nay tại Lôi Phong
Đây là hướng đặt bàn thờ theo kinh nghiệm dân gian. Do vậy, nếu gia chủ không tiện mời thầy phong thủy xem hướng đặt bàn thờ gia tiên thì có thể lựa chọn hướng này.
Hiện nay, với dịch vụ cung cấp bàn thờ gia tiên phát triển mạnh, bạn có thể dễ dàng mua bàn thờ gia tiên tại các cửa hàng đồ mộc thờ cúng. Các mẫu bàn thờ hiện nay cũng rất đa dạng. Thiết kế bàn thờ cũng được cải thiện, theo xu hướng hiện đại hóa và đơn giản hóa.
Các món đồ thờ trên bàn thờ gia tiên
Khi chọn mua bàn thờ, bên cạnh mẫu mã thì gia chủ cần đặc biệt chú ý đến kích thước bàn thờ. Nên tham khảo trước các mẫu và kích thước từng mẫu bàn thờ. Kích thước bàn thờ chuẩn là kích thước theo thước Lỗ Ban. Các kích thước này được tin rằng sẽ mang lại tài lộc, phú quý cho gia chủ.
Song song với chọn mua bàn thờ, gia chủ cũng cần chuẩn bị đồ thờ. Về cơ bản, đồ thờ trên bàn thờ gia tiên không cần quá cầu kỳ. Gia chủ chỉ cần chuẩn bị những món sau:
Ngai thờ, ảnh thờ
Bát hương
Mâm bồng
Kỵ nước thờ
Ống hương
Bình cắm hoa
Nếu gia đình có điều kiện, lập bàn thờ gia tiên lớn, thì có thể đặt thêm bộ lư - đỉnh đồng thờ, chóe thờ và đèn Thái Cực, Lưỡng Nghi. Các món đồ thờ này sẽ làm tăng phần trang nghiêm, cung kính cho không gian thờ cúng.
Các món đồ thờ trên bàn thờ cũng cần được sắp xếp đúng vị trí, thứ tự. Gia chủ có thể tham khảo vị trí đặt các món đồ thờ như sau:
Vị trí sắp xếp các món đồ thờ trên bàn thờ gia tiên
Thủ tục bốc bát hương nên được thực hiện sau khi gia chủ đã chuẩn bị đầy đủ đồ thờ cúng. Để sau khi bốc bát hương xong, có thể đặt lên bàn thờ và làm lễ luôn.
Tùy theo khả năng và phong tục của gia đình, gia chủ có thể lập 1 - 3 bát hương. Đối với gia đình không đi sâu vào lễ nghi, thờ cúng thì có thể lập 1 bát hương. Bát hương này vừa để thờ cúng quan thần linh, vừa để thờ cúng gia tiên.
Đối với gia đình có truyền thống lễ nghi, coi trọng việc thờ cúng thì nên lập 3 bát hương.Trong đó sẽ gồm 2 bát hương nhỏ và 1 bát hương lớn. Bát hương nhỏ bên phải thờ gia tiên, bát hương nhỏ bên trái thờ bà cô, ông mãnh, huyền cô, huyền cậu. Còn bát hương lớn chính giữa để thờ các quan trên và thần linh.
Đồ chuẩn bị để bốc bát hương gồm có:
Bộ bát hương (1 bát hoặc 3 bát).
Tro bếp. Hoặc tốt nhất nên sử dụng thân lúa nếp khô, đốt thành tro rồi đổ đầy bát hương. Tuyệt đối không sử dụng cát để bốc bát hương.
Tờ hiệu viết tên gia chủ hoặc tên người được thờ cúng hoặc dòng họ gia tiên cùng địa chỉ nhà lập bàn thờ.
Bộ thất bảo để thu nạp tài lộc, phúc khí gồm các mẩu vàng, bạc, mã não, san hô, hổ phách, xà cừ, trân châu. Nếu không thể tìm được bộ thất bảo này, gia chủ có thể thay bằng vàng lá hoặc bạc thật.
Bộ thất bảo bán sẵn để đặt vào bát hương
Để thực hiện thủ tục bốc bát hương, gia chủ nên liên hệ tới các chùa, đền tại địa phương. Hầu hết hiện nay các gia đình đều lên chùa để bốc bát hương.
Các sư thầy sẽ giúp gia chủ chuẩn bị đầy đủ đồ đạc và các loại bùa chú cần thiết cho bát hương. Hơn nữa, bát hương bốc tại chùa sẽ được mát mẻ, tốt lành nên nhiều người thường lựa chọn bốc bát hương tại chùa thay vì bốc ở nhà.
Khi đã hoàn tất công đoạn chuẩn bị bàn thờ gia tiên với bàn thờ, đồ cúng và bát hương, gia chủ cần thực hiện lễ nhập trạch và lễ an vị bát hương. Đây là nghi thức cúng lễ để gia chủ có thể bắt đầu ở nhà mới. Giống như việc khi bạn chuyển đến một nơi ở mới thì phải khai báo tạm trú tạm vắng vậy.
Lễ nhập trạch cũng chính là nghi thức cúng lễ để báo cáo với các vị quan cai quản trời đất về sự thay đổi nơi ở của bạn. Từ đó, các ngài sẽ phù hộ độ trì cho gia đình tránh khỏi các điều xấu.
Lễ nhập trạch trước khi vào nhà mới
Để thực hiện lễ nhập trạch, gia chủ chỉ cần chuẩn bị đồ lễ đơn giản. Gồm những món đồ sau:
Hoa tươi
Trái cây
Bánh kẹo
Một bộ tam sanh gồm 1 miếng thịt lợn luộc, 1 quả trứng luộc và 1 con tôm luộc
Xôi đồ
Đĩa muối
Vàng mã
Rượu trắng và nước sạch
Trầu cau
Thực hiện lễ nhập trạch vào giờ Hoàng Đạo, gia chủ đọc bài khấn nhập trạch và cắm hương trực tiếp lên mâm đồ lễ.
Lễ an vị bát hương là một trong các nghi thức thuộc lễ nhập trạch. Nếu đã nhờ các sư thầy bốc và chuẩn bị bát hương, thì gia chủ chỉ cần đặt bát hương lên bàn thờ. Cùng với đó là thắp hương và đọc bài khấn. Sau khi đọc bài khấn an vị thì đặt đồ lễ và đọc bài khấn nhập trạch.
Lễ nhập trạch và an vị bát hương không quá khó. Gia chủ có thể tự làm hay mời thầy phong thủy hoặc sư thầy trên chùa về làm đều được. Tuy nhiên, đối với người trẻ hiện nay, hầu hết đều chọn mời thầy phong thủy để đảm bảo nghi lễ được thực hiện chính xác nhất.
Người xưa có câu: “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Tuy việc lập bàn thờ gia tiên, bàn thờ ông bà tổ tiên không quá phức tạp nhưng cũng không hề đơn giản. Chỉ cần sơ sẩy một chút cũng có thể gây ra hậu quả khôn lường.
Do vậy, khi lập bàn thờ gia tiên ở nhà mới, gia chủ cần ghi nhớ một số lưu ý tổng hợp dưới đây.
Khi mua bàn thờ gia tiên, bên cạnh kích thước và kiểu dáng, gia chủ cũng cần chú ý loại gỗ. Bàn thờ gia tiên nên dùng bàn thờ gỗ mít, gỗ xoan hoặc gỗ óc chó nhập khẩu. Các loại gỗ này vừa đảm bảo độ bền, mà lại có tính thẩm mỹ cao. Giá thành cũng không quá đắt.
Hiện nay, hầu hết các gia đình đều lựa chọn bàn thờ gia tiên dạng treo. Do vậy, khi lắp đặt bàn thờ gia tiên treo tường, nên sử dụng thêm chân bàn thờ. Chân bàn thờ sẽ chịu lực và tăng độ bám, độ chắc cho bàn thờ. Tránh các tình huống xấu xảy ra như bàn thờ bị rơi hay xô lệch trong quá trình sinh sống.
Các nghi thức cúng lễ đều rất quan trọng, không nên bỏ qua bất cứ nghi thức nào. Nếu chưa nắm rõ về cách thức thực hiện bất kỳ nghi thức cúng lễ nào, gia chủ nên tham khảo ý kiến của các thầy phong thủy hoặc người già trong nhà.
Sau khi làm lễ nhập trạch và an vị bát hương, gia chủ cũng cần duy trì thắp nhang liên tục 100 ngày. Việc thắp hương này sẽ giúp tụ phúc khí cho căn nhà. Sau khi hết 100 ngày thì làm lễ tạ an vị là được.
Với các thông tin trên, Lôi Phong đã giúp bạn hình dung rõ rệt hơn về các thủ tục để lập bàn thờ gia tiên cho căn hộ mới. Thờ cúng gia tiên là một nét đẹp văn hóa lâu đời của người Việt. Do vậy, dù thời thế có thay đổi, hiện đại hóa thế nào đi chăng nữa thì vẫn cần giữ gìn nét đẹp truyền thống này.
Để tham khảo các mẫu bàn thờ gia tiên đẹp, mời bạn truy cập trang web của chúng tôi tại địa chỉ https://loiphong.com/.
Cùng Lôi Phong chiêm ngưỡng 21 mẫu bàn thờ gia tiên đẹp được các gia đình ưa chuộng và đang bán chạy nhất hiện nay
Mẫu bàn thờ gia tiên đẹp số 1
Mẫu bàn thờ gia tiên đẹp số 2
Mẫu bàn thờ gia tiên đẹp số 3
Mẫu bàn thờ gia tiên đẹp số 4
Mẫu bàn thờ gia tiên đẹp số 5
Mẫu bàn thờ gia tiên đẹp số 6
Mẫu bàn thờ gia tiên đẹp số 7
Mẫu bàn thờ gia tiên đẹp số 8
Mẫu bàn thờ gia tiên đẹp số 9
Mẫu bàn thờ gia tiên đẹp số 10
Mẫu bàn thờ gia tiên đẹp số 11
Mẫu bàn thờ gia tiên đẹp số 12
Mẫu bàn thờ gia tiên đẹp số 13
Mẫu bàn thờ gia tiên đẹp số 14
Mẫu bàn thờ gia tiên đẹp số 15
Mẫu bàn thờ gia tiên đẹp số 16
Mẫu bàn thờ gia tiên đẹp số 17
Mẫu bàn thờ gia tiên đẹp số 18
Mẫu bàn thờ gia tiên đẹp số 19
Mẫu bàn thờ gia tiên đẹp số 20
Mẫu bàn thờ gia tiên đẹp số 21