Bài Vị

Lọc
Lọc

Bài vị giữ vai trò quan trọng, ý nghĩa trong đời sống văn hóa tâm linh của người Việt. Được coi là phương tiện, là nơi các linh hồn của tổ tiên về ngự mỗi khi lễ lạt, cúng bái. Để hiểu rõ hơn về khái niệm, ý nghĩa, phân loại cũng như nguyên tắc cơ bản khi lập bài vị, quý bạn đọc hãy theo dõi nội dung thông tin chi tiết dưới đây của loiphong.vn

1. Bài vị là gì? Tìm hiểu về bài vị

1.1. Bài vị là gì?

Bài vị còn có tên gọi khác là long vị, linh vị, thần vị, minh tinh, là một trong những vật phẩm không thể thiếu trên ban thờ, dùng để đề tên người đã khuất. Bài vị là một cái thẻ làm bằng giấy, bằng gỗ mỏng ở giữa ghi họ tên chức tước, hai bên ghi ngày tháng năm sinh, tử của người được thờ, gọi chung là thần chủ. Hiện nay, nhiều gia đình đặt bài vị thờ trong cỗ khám, cỗ ngai.

Bài vị bằng gỗ hương đá kích thước cao 58cm x 24cm x 14cm

Bài vị bằng gỗ hương đá kích thước cao 58cm x 24cm x 14cm

Bài vị được sắp xếp ngăn nắp, ngay ngắn và tuân theo những quy tắc nhất định. Do đó, bạn cần phải tìm hiểu kỹ trước khi đặt bài vị trên ban thờ.

1.2. Chất liệu bài vị là gì?

Bài vị được làm từ nhiều chất liệu khác nhau, chủ yếu được làm từ những chất liệu có độ bền cao, mang lại sự trang nghiêm vốn có của không gian thờ tự. Trước kia, bài vị thường được làm từ đồng nguyên khối vì đồng có độ bền cao. Ngày nay, long vị bằng đồng đang dần được thay thế bằng gỗ, giấy và được trang trí với nhiều hoa văn họa tiết đẹp mắt. Thường bàn thờ treo tường hay bàn thờ đứng được làm từ chất liệu gỗ thì bài vị cũng làm chất liệu gỗ để đảm bảo sự hài hòa cho không phòng thờ gia đình, dòng họ.

Bài vị sử dụng chất liệu bằng đồng

Bài vị sử dụng chất liệu bằng đồng

Trang trọng hơn, bàn thờ có thể đặt ở trong khám thờ hay ngai thờ. Khám thờ là vật dụng phẩm dùng trong việc thờ cúng, có thiết kế cửa đóng và mở, bên trong đặt bài vị của tổ tiên, chính giữa viết hai chữ Thần Chủ. Thần Chủ chính là việc thờ cúng 4 đời trở lên gồm có Cao, Tằng, Tổ, Khảo.

1.3. Ý nghĩa của bài vị trên ban thờ

Theo tín ngưỡng văn hóa phương Đông, bàn thờ là nơi linh thiêng nhất của ngôi nhà, được ví là “chốn về ngự” của gia tiên, thần linh. Người Việt ta quan niệm “trần sao âm vậy”, con cháu muốn có cuộc sống no đủ, bình an, may mắn thì bàn thờ gia tiên phải đầy đủ, tương tất, có như vậy thì bề trên mới phù hộ cho gia đình, dòng tộc.

Bài vị trên ban thờ giống như linh hồn của người đã khuất. Đồng thời còn là một biểu tượng cho tâm linh, sự thương nhớ, hoài niệm của con cháu đối với ông bà, tổ tiên - những người đã khuất.

Ý nghĩa bài vị trên ban thờ

Ý nghĩa bài vị trên ban thờ

>>> XEM NGAY: Những mẫu đèn thờ đẹp tại Lôi Phong

2. Bài vị gồm những loại nào?

Bài vị thờ gồm có 2 loại, đó là:

Bài vị thờ gia tiên: Dùng để ghi năm sinh, năm mất của người đã khuất trong gia đình. Là vật phẩm không thể thiếu trong những gia đình là con trưởng hoặc ở từ đường, phòng thờ dòng họ.

Bài vị cửu huyền thất tổ: Cửu huyền thất tổ có nghĩa là 9 đời trong thế hệ gia đình hay nói cách khác chính là thờ phụng tổ tiên. Vậy nên, việc thờ cúng cửu huyền thất tổ là cách để bày tỏ lòng biết ơn với tổ tiên, các bậc tiền nhân đã dạy dỗ, sinh dưỡng, chỉ chi sao cho tốt đẹp, hợp với đạo lý.

● 9 đời trong cửu huyền gồm có:

+ Cao Tổ: Ông sơ

+ Tằng tổ: Ông cố

+ Tổ phụ: Ông nội

+ Phụ: Cha

+ Bản thân

+ Tử: Con trai

+ Tôn: Cháu nội

+ Tằng tôn: Chắt (cháu cố)

+ Huyền tôn: Chít (cháu sơ)

● Thất tổ gồm có:

+ Thỉ Tổ (Tỷ Khảo): Thất tổ

+ Viễn Tổ (Tỷ Khảo): Lục tổ

+ Tiên Tổ (Tỷ Khảo): Ngũ tổ

+ Cao Tổ (Tỷ Khảo): Tứ tổ

+ Tằng Tổ (Tỷ Khảo): Tam tổ

+ Nội Tổ (Tỷ Khảo): Nhị tổ

+ Phụ thân (Tỷ Khảo): Nhất tổ


Bài vị thường sẽ ghi tên người đã khuất hoặc ghi chữ Cửu Huyền Thất Tổ

Bài vị thường sẽ ghi tên người đã khuất hoặc ghi chữ Cửu Huyền Thất Tổ

Bài vị cao cấp mộc tại Lôi Phong

Bài vị cao cấp mộc tại Lôi Phong

Bài vị cao cấp hoàn thiện tại Lôi Phong

Bài vị cao cấp hoàn thiện tại Lôi Phong

Bài vị cao cấp thếp vàng chữ

Bài vị cao cấp thếp vàng chữ

Bài vị cao cấp thếp vàng hoàn thiện tại Lôi Phong

Bài vị cao cấp thếp vàng hoàn thiện tại Lôi Phong

>>> CLICK NGAY: Top khung ảnh thờ đẹp nhất hiện nay

3. Bài vị đặt ở đâu trên ban thờ?

Theo nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Lê Quang Khang, “bàn thờ gia tiên thường được thiết lập hai lớp, lớp trong kê sát tường hậu là chiếc rương lớn, trên đó đầu tiên là bày bài vị”.

Vị trí đặt bài vị trên bàn thờ thường là trên ngai thờ

Vị trí đặt bài vị trên bàn thờ thường là trên ngai thờ

Đối với các chủ nhà là trưởng họ, trưởng chi thì thần của của họ và của chi sẽ không bao giờ thay đổi còn thần chủ gia từ sẽ có sự thay đổi theo phong tục “ngũ đại mai thần chủ”. Nghĩa là trên bàn thờ bao giờ cũng chỉ có 4 bài vị ghi theo 4 thần chủ theo thứ bậc là Cao, Tằng, Tổ, Khảo tức kỵ, cụ, ông, cha.

Cứ đến đời sau ông tứ đại thành ông ngũ đại nên đốt thần chủ ông ngũ đại đi rồi nhắc lần lượt lên. Có không ít gia đình ngày nay thường thay bài vị bằng di ảnh thờ hoặc tượng chân dung.

Các đồ thờ trên ban thờ nên bày trí đủ bộ ngũ hành (Kim - Mộc  Thủy - Hỏa - Thổ), không nên thiên về một chất liệu nào có thể làm mất đi tính cân bằng và hài hòa của phong thủy. Khi đặt bài vị trên ban thờ bạn cần phải lưu ý 2 trường hợp sau:

● Với các cặp vợ chồng mới cưới thì trên bàn thờ chỉ cúng tổ tiên thì bài vị sẽ đặt ở vị trí trung tâm.

● Nếu thờ cúng nhiều người theo hệ thì cách sắp xếp bài vị trên bàn thờ gia tiên sẽ theo quy luật đã có từ trước, nên giữ nguyên quy luật đó. Nam tả (trái) - nữ hữu (phải), tương ứng nhìn từ bên ngoài vào ban thờ thì nam bên phải, nữ bên trái.

4. Nguyên tắc khi lập bài vị thờ cúng

4.1. Chất liệu bài vị

Nên lựa chọn bài vị làm bằng đồng hoặc gỗ thị vì ngày xưa người ta gọi quê hương là Tử Lý (Tử có nghĩa là cây Thị), dựa theo truyền thuyết Từ Thức sau thời gian gặp tiên trở về quê hương thì mọi sự đã thay đổi nhưng vẫn nhận ra cây thị trồng trên đất nhà mình.

4.2. Kích thước bài vị thờ

Kích thước bài vị thờ

Kích thước bài vị thờ

Kích thước trong lòng để viết chữ rộng từ 3cm - 4cm, cao từ 13cm - 21cm. Kích thước tổng thể bài vị phổ biến nhất đó là:

● Rộng 17cm cung tốt (Thiêm Đinh, Tài vượng) x Cao 38cm cung tốt (Tài chí, Tiến bả).

● Rộng 18cm cung tốt (Lợi Ích) x Cao 41cm cung tốt (Tiến bảo, Đinh).

● Rộng 21cm cung tốt (Đại cát, Tiến bảo) x Cao 61cm cung tốt (Lợi ích, Tài lộc).

● Hoặc gia chủ có thể chọn một số kích thước dựa trên thước Lỗ Ban sao cho phù hợp với ban thờ.

4.3. Chữ viết trên bài vị

Số chữ viết trên bài vị phải chia hết cho 4 hoặc chia cho 4 còn dư 3 (không được dư 1 hoặc dư 2). Theo cách đếm tuần tự 4 chữ: Quỷ - Khốc - Linh - Thính, nếu là người nam thì phải vào chữ Linh (dư 3), người nữ phải vào chữ Thính (chia hết) là được.

4.4. Nội dung bài vị

Nội dung bài vị trên ban thờ

Nội dung bài vị trên ban thờ

Nội dung trên bài vị thường được viết bằng chữ Hán Nôm từ phải qua trái, từ trên xuống dưới. Ở giữa là tên người được thờ, hai bên là vai vế hoặc là năm sinh, năm mất của người đó. Cụ thể:

● Hàng chính giữa nêu: Vai vế của người được làm bài vị như cha là hiển khảo, ông nội là tổ khảo, bà cố là tằng tổ tỷ, ông sơ là cao tổ khảo. Tiếp đến là tước vị (nếu có) sau đó đến tên gồm tên húy = tên chính, tên tự, tên hiệu, tên thụy,.... Nếu là bài vị mẹ hoặc bà thì ghi theo tước vị của cha, ông rồi ghi họ của ông + nguyên phối (hoặc thứ nhất, kế thất, trắc thất,...) phu nhơn.

● Hàng bên trái (từ trong nhìn ra) ghi ngày tháng năm sinh.

● Hàng bên phải (từ trong nhìn ra) ghi ngày tháng năm mất.

● Cuối cùng là 3 chữ “chi Linh vị” cũng có nơi ghi “Thần Chủ”, “Linh vị”.

4.5. Vai vế trên bài vị thờ tổ tiên

Trên bài vị cần phải chú ý đến vai vế thờ cúng của người được thờ cúng trong nhà, dòng họ. Chẳng hạn, Nguyễn là người chủ cúng thì gia chủ thờ cúng 4 đời gồm có cha mẹ, ông bà nội, ông bà cố, ông bà sơ và bài vị cũng được lưu giữ 4 đời. Nhưng khi Nguyễn mất, con Nguyễn là Văn lên làm người chủ cúng thì ngoài việc lập bài vị cha mẹ mới mất thì Văn phải làm mới bài vị của ông bà nội (thay vì cha mẹ), ông bà cố (thay vì ông bà nội), ông bà sơ (thay vì ông bà cố). Vì thế, chúng ta không nên ghi vai vế vào bài vị mới để lưu giữ 4 đời, người chủ cúng tự biết vai vế bài vị đó.

5. Lưu ý khi đặt bài vị trên ban thờ

● Bài vị thờ có thể đặt riêng hoặc trong ngai thờ, trong khám. Nơi thích hợp nhất để đặt bài vị là trước nhà, tiền đường. Nếu sống ở nhà tầng thì nên đặt bài vị ở vị trí cao nhất.

● Tuyệt đối không đặt bài vị giáp với gian bếp, nhà vệ sinh.

● Nếu bài vị đâm thẳng cửa lối đi thì gia chủ không nhận được tài lộc, may mắn mà còn rước tai ương vào nhà.

● Tránh đặt bài vị đối diện với mặt phẳng có tính phản chiếu như gương, hồ cá.

● Tránh đặt bài vị dưới thanh xà ngang trên nóc nhà để tạo bí bách, sự nặng nề.

● Dưới chân bài vị không đặt các thiết bị như tivi, máy tính, loa,...


6. Đặt làm bài vị thờ ở đâu? Địa chỉ bán bài vị thờ uy tín

Loiphong.vn là một trong những đơn vị uy tín cung cấp và đặt làm bài vị thờ chất lượng, giá tốt. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp vật phẩm đồ thờ, chắc chắn sẽ giúp khách hàng sở hữu cho mình mẫu bài vị đẹp nhất, chuẩn nhất. Loiphong.vn đã cung cấp trên thị trường hơn 999+ bài vị, trở thành đại lý phân phối cho nhiều cửa hàng trên cả nước.

Đặt làm bài vị thờ ở đâu? Địa chỉ bán bài vị thờ uy tín

Đặt làm bài vị thờ ở đâu? Địa chỉ bán bài vị thờ uy tín

Đội ngũ nhân sự chất lượng cao, sẵn sàng giải đáp mọi câu hỏi của khách hàng. Loiphong.vn cung cấp nhiều mẫu bài vị thờ khác nhau, giúp khách hàng có  nhiều sự chọn lựa. Hơn nữa, đơn vị có nhận đặt làm theo yêu cầu để phù hợp với không gian sử dụng. Mức giá cạnh tranh, giao hàng toàn quốc với mức cước phí vận chuyển hỗ trợ.

Trên đây là các thông tin về bài vị, hy vọng sẽ giúp ích tới quý khách hàng. Để được tư vấn chi tiết hơn, quý bạn đọc hãy liên hệ tới Loiphong.vn qua hotline 0963 937 586, nhân viên tư vấn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng.