0963937586
Tư vẫn miễn phí 24/24
Ship code
Trên phạm vi toàn quốc
Thanh toán
Khi nhận hàng tại Hà Nội
Góc tư vấn

Tiết lộ 15 Biểu tượng Phật giáo ít ai biết

00:03 | 27/02/2024

Biểu tượng Phật giáo là những hình ảnh, vật phẩm hay các ký hiệu đặc biệt có ý nghĩa quan trọng nhắc nhở Phật tử, chúng sinh về con đường dẫn tới Niết bàn và lời dạy của Đức Phật.

Biểu tượng Phật giáo là một phần không thể thiếu trong đạo Phật, được sử dụng phổ biến trong các nghi lễ tôn giáo cũng như văn hóa. Khi triết lý của Phật giáo lan rộng khắp thế giới thì nhiều biểu tượng đã được sử dụng, trong đó phổ biến nhất đó là hoa sen, tháp xá lợi và bánh xe Pháp. Cùng tìm hiểu chi tiết những biểu tượng Phật giáo hiện nay qua các thông tin dưới đây.

1. Ý nghĩa của các biểu tượng Phật giáo

Biểu tượng Phật giáo chính là những hình ảnh, vật phẩm hay các ký hiệu có ý nghĩa đặc biệt trong triết lý và nghệ thuật Phật giáo. Trong Phật giáo, có rất nhiều biểu tượng được sử dụng để thể hiện sự tôn kính và mang ý nghĩa sâu sắc, linh thiêng với đạo Phật. Dưới đây là những ý nghĩa của các biểu tượng trong Phật giáo:

Ý nghĩa các biểu tượng Phật giáo

 

Ý nghĩa các biểu tượng Phật giáo

Thể hiện sự linh thiêng, tôn kính trong Phật giáo

Các biểu tượng Phật giáo đều thể hiện sự linh thiêng và tôn kính đối với đạo Phật. Chúng được sử dụng để tưởng nhớ, tôn kính các vị thần linh, nhân vật quan trọng ở trong Phật giáo. Khi thực hành đạo Phật, các biểu tượng này được coi là một phần không thể thiếu giúp ích cho việc tập trung và tịnh tâm hơn trong các nghi lễ tôn giáo.

Ý nghĩa đằng sau mỗi biểu tượng Phật giáo

Mỗi biểu tượng Phật giáo đều mang ý nghĩa sâu sắc, tinh tế thể hiện rõ giá trị của đạo Phật. Tất cả đều thể hiện sự tôn trọng, tình yêu đối với đạo Phật và văn hóa Phật giáo. Ý nghĩa của mỗi biểu tượng Phật giáo sẽ được loiphong.com cập nhật chi tiết trong nội dung tiếp theo.

2. 15 biểu tượng Phật giáo ít ai biết

2.1. Hoa sen (Padma)

Hoa sen (Padma) là một trong những biểu tượng Phật giáo. Đối với Phật tử, hoa sen là loài hoa quý là đại diện cho sự thuần khiết của tâm trí con người. Hoa sen sinh ra từ bùn dưới nước nhưng vẫn kiên trì và nở hoa. Vậy nên, nó cũng nhắc nhở Phật tử hãy vượt qua mọi thử thách để nở hoa trọn vẹn. Biểu tượng hoa sen còn là lời nhắc nhở, suy ngẫm về cách hoa sen phát triển cũng giống như con đường mà Phật tử phải đi để tới Niết bàn.

Hoa sen (Padma)

 

Hoa sen (Padma)

Biểu tượng của hoa sen trong Phật giáo sử dụng tất cả các màu sắc trừ màu xanh da trời. Hoa sen trắng là biểu tượng Phật giáo Việt Nam và một số quốc gia ở Châu Á.

2.2. Bánh xe Pháp (Dharmachakra)

Bánh xe Pháp (Dharmachakra) là một trong những biểu tượng Phật giáo được sử dụng phổ biến hiện nay vì nó đại diện cho công lý và một số khái niệm quan trọng về tôn giáo. Tùy thuộc vào số lượng nan hoa mà chúng ta nhìn thấy trên bánh xe Pháp hay luân xa Pháp mà nó thể hiện Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo hay 12 Nhân Duyên.

Bánh xe Pháp (Dharmachakra)

 

Bánh xe Pháp (Dharmachakra)

Bánh xe Pháp trong Phật giáo thường được chia làm 8 phần thể hiện cho Bát Chánh Đạo bao gồm: chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mệnh, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.

2.3. Tháp xá lợi (Stupa)

Tháp xá lợi (Stupa) có dấu vết kiến trúc Phật giáo cổ nhất ở Ấn Độ vào thế kỷ 4-1 TCN, có dạng bán cầu, xung quanh tháp có lan can, được trang trí bằng những hoạt cảnh về cuộc đời của Đức Phật, phía trên là hình chiếc lọng.

Tháp xá lợi (Stupa)

 

Tháp xá lợi (Stupa)

Tại các quốc gia như Thái Lan, Campuchia, Myanmar, Lào, tháp xá lợi có dạng bán cầu, đỉnh nhọn. Tương truyền, trước khi viên tịch, Đức Phật được hỏi “Làm thế nào để bảo tồn sự tôn kinh di thể Phật?” Đức Phật đã gấp tư áo cà sa, úp bát khất thực lên và đặt gậy chống lên trên cùng rồi viên tịch.

Tháp xá lợi (Stupa) càng lên càng thì càng thu nhỏ, bên trong tháp chứa xá lợi của Đức Phật hoặc hài cốt của sư trụ trì.

2.4. Triratana

Triratana là biểu tượng Phật giáo đại diện cho Tam Bảo (Phật, Tăng, Pháp). Một người khi quy y cửa Phật gọi là quy y Tam Bảo, có nghĩa là quy y Phật (người dẫn đường), quy y Pháp (phương pháp diệt khổ của Đức Phật), quy y Tăng (tăng đoàn là những người dùng tu hành với người đó).

Triratana

 

Triratana

2.5. Chattra

Chattra chính là cái lọng - một biểu tượng Phật giáo thể hiện sự che chở của bầu trời, sự che chở để vượt qua các cám dỗ, sự che chở khỏi mọi quỷ dữ. Chattra thể hiện cho hoàng gia và cho đẳng cấp cao nên mang tới giá trị tinh thần to lớn. Hình tượng Đức Phật trong tranh vẽ cổ thường sẽ xuất hiện người che lọng đi kèm.

Chattra

 

Chattra

2.6. Lá cờ Dhvaja

Trong lịch sử Ấn Độ, lá cờ Dhvaja luôn xuất hiện trong các cuộc chiến tranh. Thế nhưng, trong Phật giáo thì lá cờ Dhvaja thể hiện sự chiến thắng của Phật pháp trước cám dỗ và quỷ dữ. Ở Tây Tạng, lá cờ Dhvaja cũng mang ý nghĩa như trên và được dựng trên nóc của các tu viện Phật giáo dưới dạng trụ đồng.

Lá cờ Dhvaja

 

Lá cờ Dhvaja

2.7. Con nai

Hình tượng con nai thường đi đôi với nhau được thể hiện qua bài giảng đầu tiên của Phật (Kinh chuyển Pháp Luân) tại Vườn Lộc Giả cho 5 anh em Kiều Trần Như. Kinh Chuyển Pháp Luân là bài kinh đầu tiên của Đức Phật thể hiện con đường Trung Đạo của bản thân.

Con nai

 

Con nai

2.8. Vua rắn Naga

Vua rắn Naga là một trong những biểu tượng Phật giáo Nam Tông. Trong sự tích “Bảy ngày tu đầu tiên của Đức Phật” khi Ngài đang tọa thiền dưới cội Bồ Đề thì một cơn mưa như trút nước dội xuống thân thể Ngài. Đúng lúc này Vua rắn Naga bò ra khỏi nơi trú ẩn.

Vua rắn Naga cuộn mình thành bảy vòng tròn để nâng Đức Phật khỏi dòng nước đang chảy xiết. Và Vua rắn Naga cũng dùng bảy chiếc đầu của mình xòe thành chiếc táng rộng để che chở cho Đức Phật.

Vua rắn Naga

 

Vua rắn Naga

2.9. Bình báu (Bumpa)

Bình báu (Bumpa) là một chiếc bình lớn, tròn, có cổ ngắn và thon, ở phía trên đặt một viên ngọc quý. Bình báu (Bumpa) là chiếc bình gắn liền với sự chứa đựng, những ham muốn vật chất nhưng ở trong Phật giáo biểu tượng này biểu thị cho sự may mắn, sức khỏe, giàu có, trường thọ khi con người đạt tới giác ngộ. Đồng thời, nó cũng nhắc nhở chúng ta tận hưởng sự giàu có đến từ niềm tin, đạo đức, kỷ luật tâm linh đi kèm cùng với Pháp.

Bình báu (Bumpa)

 

Bình báu (Bumpa)

2.10. Conch Shell (Sankha)

Conch Shell (Sankha) hay vỏ ốc xà cừ là vật phẩm có tính biểu tượng cao trong Phật giáo. Các Phật tử thường sử dụng vỏ ốc xà cừ màu trắng được cuộn sang bên phải để tượng trưng cho hạnh phúc, sự mãn nguyện để đạt được thông qua việc tuân theo giáo lý của Pháp.

 Conch Shell (Sankha)

 

 Conch Shell (Sankha)

Những người theo đạo Phật sử dụng Conch Shell (Sankha) như biểu tượng của hòa bình, trí tuệ. Mặt khác còn ám chỉ giai điệu vang dội của giáo lý nhà Phật đánh thức các đệ tử thoát khỏi giấc ngủ say của vô minh.

2.11. Cây và lá bồ đề

Cây bồ đề là biểu tượng thiêng liêng của Phật giáo vì đó là tượng trưng cho nơi Siddharta Gautama đạt giác ngộ. Người ta tin rằng, Ngài đã đạt được Niết bàn khi thiền định trong một thời gian dài dưới gốc cây bồ đề. Do đó, cây bồ đề chính là cây tạo thành trí tuệ, lòng từ bi, sự chấp nhận hoàn toàn đối với đức tin Phật giáo. Lá cây bồ đề tượng trưng cho khả năng đạt đến Niết bàn của mỗi người. Cây bồ đề còn được sử dụng để lấy bóng mát nhất là trong những ngày trời nóng, mang đến cảm giác bình yên, thư thái.

Lá cây bồ đề

 

Lá cây bồ đề

2.12. Sư tử

Sư tử là một biểu tượng Phật giáo, là một phần thiết yếu của truyền thống Phật giáo vì nó đại diện cho tiếng nói của Đức Phật, gọi là “tiếng gầm của sư tử”. Tiếng gầm này cần phải đủ to để mọi người lắng nghe, lĩnh hội giáo lý Phật pháp. Tiếng sư tử cũng giống như lời nhắc nhở đối với Phật tử cần phải dùng cảm dù gặp mọi khó khăn, gian khổ cũng không được bỏ cuộc. Có thể bạn chưa biết, sư tử là đại diện cho sự khởi đầu hoàng gia của Siddharta Gautama - là vị hoàng tử trước khi từ bỏ tài sản để đi theo Phật pháp.

Biểu tượng Sư tử trong Phật giáo

 

Biểu tượng Sư tử trong Phật giáo

2.13. Chữ Vạn

Chữ Vạn cổ xưa thực chất là biểu tượng của sự may mắn, bình an, thịnh vượng và mang nhiều ý nghĩa tích cực. Trong Phật giáo, chữ Vạn tượng trưng cho nơi ẩn chứa trái tim và khối óc của Đức Phật. Mặt khác, tượng trưng cho Luân hồi (chu kỳ của tái sinh và cái chết) cũng như dấu chân tốt lành của Đức Phật.

Chữ Vạn

 

Chữ Vạn

2.14. Dấu bàn chân Phật (Buddhapada)

Dấu bàn chân Phật là hình ảnh của các dấu ấn trên bàn chân của Đức Phật, tượng trưng cho sự hiện diện và ảnh hưởng của Ngài đối với thế giới. Bên cạnh đó, nó cũng thể hiện lòng tôn kính đối với Đức Phật và nhắc nhở chúng ta về con đường giác ngộ.

Dấu bàn chân Phật

 

Dấu bàn chân Phật

2.15. Các ấn tướng (S. Mudra)

Các ấn tướng là những động tác tay hoặc ngón tay có ý nghĩa tâm linh trong Phật giáo. Các ấn tướng (S. Mudra) thể hiện sự giao tiếp giữa trần gian và thế giới tâm linh, giúp người tu hành tập trung tâm trí và đạt được giác ngộ, bình an.

Với các thông tin có trong bài viết trên đây về 15 biểu tượng Phật giáo hy vọng sẽ giúp ích với bạn. Nếu bạn biết biểu tượng nào khác thì hãy chia sẻ để chúng mình biết với nhé!

Địa chỉ cửa hàng: La Khê, Hà Đông, Hà Nội.
Địa chỉ xưởng: QL21B, Mã Não, Kim Bảng, Hà Nam
ĐT: 096.393.7586
Email: dotholoiphong@gmail.com