0963937586
Tư vẫn miễn phí 24/24
Ship code
Trên phạm vi toàn quốc
Thanh toán
Khi nhận hàng tại Hà Nội
Góc tư vấn

Niết Bàn

Chắc hẳn các bạn đã từng nghe đến niết bàn hay đại niết bàn. Nhưng không phải tất cả mọi người đều hiểu niết bàn là gì và ý nghĩa như thế nào.

Đối với những người theo đạo Phật Giáo, chắc chắn sẽ nghe đến hai từ “niết bàn” rất thường xuyên. Trong các cuốn kinh Phật đã giảng dạy rằng tất cả tinh túy mà đạo Phật hội tụ lại chỉ là đọng lại chỉ là đại niết bàn. Vậy thuật ngữ này là gì, liệu rằng đây có phải là một địa điểm mà chúng ta có thể sinh sống như trái đất không? Để hiểu rõ về nó, hãy cùng Lôi Phong tham khảo bài viết ngay sau đây nhé.

1. Khái niệm thuật ngữ niết bàn là gì?

Niết bàn có nhiều kiểu giải thích khác nhau tùy thuộc vào mỗi góc nhìn riêng của con người. Vậy niết bàn hay đại niết bàn là gì? Xét theo quan điểm tâm lý học, niết bàn có thể hiểu là sự xóa bỏ tự ngã. Tuy nhiên, theo quan điểm của đạo đức, từ ngữ này có nghĩa là hành động loại bỏ thói quen xấu gồm tham - sân và si.

Giải thích theo nghĩa đen, niết bàn là giải thoát, loại bỏ sự trói buộc. Có thể hiểu theo quan điểm của Phật giáo là sự giải thoát mà các bậc chứng ngộ và đắc các vị đạo đều phải đạt được. Tóm lại, niết bàn là cõi hoàn toàn ngược lại với thế giới phàm tục. Đây chính là cảnh giới cao nhất mà những người chưa thực sự giải thoát chưa thể đạt được.

Niết bàn chính là giải thoát, loại bỏ sự trói buộc.

Niết bàn chính là giải thoát, loại bỏ sự trói buộc.

Con người khi chưa giải thoát bản thân suốt ngày bị chìm đắm vào những đau khổ, buồn tủi, bệnh tật triền miên. Khi đã đạt được đại niết bàn, chúng ta sẽ không còn vướng phải những tình cảnh khổ cực, đau đớn do bệnh tật, nghèo khổ…

Từ trước đến nay, trên thế gian rất ít người có thể đạt được đại niết bàn ngoại trừ những bậc cao thánh nhân. Theo sự truyền đạt của họ, mọi có có thể hiểu một phần niết bàn là gì.

Tuy nhiên, niết bàn thường là vấn đề rất ít khi được các ngài bàn đến. Họ sẵn sàng từ bỏ cuộc sống trần gian để chọn chốn an trụ, không vướng bận điều gì. Chỉ khi con người chứng ngộ rồi mới có thể cảm nhận đại niết bàn là một chốn yên vui, bình dị.

Niết bàn là gì?

Niết bàn là gì?

2. Bản chất niết bàn

Theo thông tin trên, có thể hiểu niết bàn không phải là không gian và sự vật, hiện tượng nên không thể nhìn thấy hay sờ nắm được. Đồng thời, niết bàn cũng không phải cõi an lạc, không có không gian thời gian cụ thể. Cõi an cư chỉ là cách nói của mọi người để thể hiện về niết bàn.

Nó chỉ là một trạng thái, khoái cảm mà con người đạt được. Đây là trạng thái mà con người đã đạt tới cảnh giới cao của sự vô thường. Theo lời Đức Phật, bản chất niết bàn chính là không sinh, không phát triển và không giới hạn.

Khái niệm này thể hiện sự vô định về tất cả mọi mặt. Một trạng thái mà không có điểm bắt đầu, không có điểm kết thúc. Thực tế, không có từ ngữ nào có thể mô tả hay diễn tả chi tiết về khái niệm niết bàn này được.

Niết bàn tồn tại trong tâm hồn của mỗi người chứ không phải một nơi nào đó ở tận cùng thế giới. Chính vì tư duy lệch lạc này mà nhiều người mới không thể cảm nhận được niết bàn trong cuộc sống thực tại. Mà muốn đạt được niết bàn, con người phải thoát khỏi sự vô minh, phải giác ngộ quy luật vô thường -  vô ngã.

Thực tế, việc đạt đến trạng thái niết bàn không phải là điều đơn giản. Muốn đạt được điều đó, chúng sanh bắt buộc phải thực hành giới định tuệ thật hoàn hảo. Khi đã tìm được nó, lúc đó bản chất của bạn sẽ chuyển sang niết bàn.

Bản chất của niết bàn là gì?

Bản chất của niết bàn là gì?

3. Ý nghĩa của niết bàn gì theo quan niệm Phật giáo là gì?

Với những giải đáp trên, các bạn đã hiểu niết bàn là gì chưa? Trong Phật giáo, niết bàn có ý nghĩa là loại trừ bản chất dục vọng trong con người, dứt bỏ hoàn toàn nghiệp báo luân hồi để nhận được cảm giác thanh tịnh, bình yên. Xét theo yếu tố trừu tượng, ý nghĩa của niết bàn chính là trạng thái ngưng đọng vĩnh viễn cả không gian và thời gian nằm sâu thẳm trong tâm linh con người. 

Ngoài ra, bạn còn có thể hiểu niết bàn là cõi hư vô cực lạc, không xác định được vị trí. Đây được xem như một chốn thiên đường rộng lớn của Thiên Chúa giáo. Khi con người đã đạt đến cảnh giới niết bàn, bạn sẽ có cảm giác thanh thản, yên tĩnh trong tâm hồn. Suy nghĩ sáng suốt hơn, không còn dục vọng, xoá bỏ hoàn toàn vô minh, chấm dứt mọi đau khổ, phiền muộn.

Nếu không còn chỗ nào để đi, con người có thể chọn tìm đến chốn niết bàn để làm nơi nghỉ ngơi cuối cùng. Bạn có thể thành công nếu bỏ đi tất cả những ảo tưởng trong cuộc sống hiện tại và tìm đến sự hòa hợp, bình tĩnh trong sâu thẳm tâm trí.

Đức Phật niết bàn là khi đạt tới cảnh giới cao nhất mà tất cả các nhà tu hành đều mong muốn. Đây cũng là điều mà Phật tử cần đạt được trong quãng đời tu hành của mình.

Ý nghĩa của niết bàn gì theo quan niệm Phật giáo là gì?

Ý nghĩa của niết bàn gì theo quan niệm Phật giáo là gì?

4. Tìm hiểu 2 loại niết bàn theo quan niệm Phật giáo

Niết bàn trong Phật giáo được chia thành hai loại: dư niết bàn và vô dư niết bàn. Tuy nhiên, chúng không phải là đại niết bàn mà là hai loại Đạo Quả Niết Bàn. Chúng chỉ hai hiện tượng là trước khi chết và sau khi chết.

Theo Giáo lý Đức Phật, mục tiêu cứu cánh không cần phải chết mới thành đạt được. Đây là khác biệt khá lớn khi quan niệm niết bàn của người Phật tử và những người phàm trần. Người bình thường sẽ nghĩ niết bàn là viễn cảnh vĩnh cửu và chỉ có được nó ở kiếp sau.

Người bình thường nghĩ niết bàn là viễn cảnh vĩnh cửu.

Người bình thường nghĩ niết bàn là viễn cảnh vĩnh cửu.

Nếu tu thành niết bàn trong kiếp sống hiện tại, tức là khi vẫn còn ngũ uẩn, gọi là dư niết bàn. Còn nếu sau khi chết mới đạt được điều này, người ta gọi nó là vô dư niết bàn. Trong truyền thuyết, vị A La Hán đã đạt đại niết bàn khi từ bỏ thân xác, không còn vướng bận về vật chất, đây là vô dư niết bàn.

Còn một vị A La Hán khác nếu lúc sống không còn tạo nghiệp, tâm hướng thiện, sẵn sàng buông bỏ tất cả để đạt trạng thái này, đây gọi là dư niết bàn. Tuy nhiên, những gì mà người gieo nhân xấu trong quá khứ sẽ còn trổ quả mãi cho tới khi danh vọng và sắc đều tan rã.

Tìm hiểu hai loại niết bàn theo quan niệm Phật giáo.

Tìm hiểu hai loại niết bàn theo quan niệm Phật giáo.

5. Tiếp cận và đạt cảnh giới niết bàn bằng cách nào?

Niết bàn là gì được hiểu theo nhiều hướng nhưng dù thế nào đi chăng nữa thì nó vẫn là đích đến mà những người tu hành cần phải đạt được. Dù bạn là người tu hành tại gia hay tu hành xuất gia đều phải hiểu rõ và có chánh niệm về Bất nhị trong cả đời trần và quá trình tu học.

Hãy nhớ rằng vạn sự và vạn vật đều là vô thường, vô ngã. Khi đó, con người mới đạt được trạng thái niết bàn. Phật đã tóm tắt quãng đời Trung Đạo của mình qua bài thơ sau:

“Chớ làm điều ác

Hãy làm việc thiện

Giữ tâm trong sáng

Đó là lời Phật dạy”

Quãng đời Trung Đạo của mình qua những câu thơ.

Quãng đời Trung Đạo của mình qua những câu thơ.

Ý của Ngài là để đạt được cảnh giới này, Phật tử cần hiểu rõ và thực hành thành thạo Bát Chánh Đạo. Đây cũng chính là giới định tuệ mà Lôi Phong đã nhắc ở trên. Nó bao gồm 37 phẩm trợ đạo, người tu hành trên con đường này sẽ phải thực hành chánh niệm và thiền định thường xuyên.

Vạn vật trong cuộc sống luôn di chuyển không ngừng, chúng hoàn toàn không có bản chất riêng của mỗi vật. Nếu Phật tử còn vương vấn cõi đời sẽ bị kẹt mãi ở vòng tròn sinh tử và luân hồi nhân quả. Giải thoát là khi chúng ta ngừng tạo nghiệp, giác ngộ được cuộc đời, không còn sân si, tham vọng…

Con đường đến với niết bàn chỉ mở ra khi ta nhận thức được vạn vật là vô thường và vô ngã. Ngoài ra, bạn hãy tập cho mình thói quen tự tu tâm, tích đức, tâm luôn thanh tịnh, từ bỏ ham muốn trần tục để tiến tới đại niết bàn.

Tiếp cận cảnh giới niết bàn bằng cách nào?

Tiếp cận cảnh giới niết bàn bằng cách nào?

6. Ý nghĩa của niết bàn trong cuộc sống hiện nay là gì?

Thực tế, niết bàn không chỉ được dùng trong Phật giáo mà nó còn xuất hiện thường xuyên trong cuộc sống hàng ngày. Vậy nên, không cần phải là Phật tử mới có thể niết bàn. Con người hoàn toàn có thể hướng tâm của mình tới cảnh giới niết bàn.

Không cần phải là Phật tử mới có thể niết bàn

Không cần phải là Phật tử mới có thể niết bàn

Quá trình này sẽ mất khá nhiều thời gian, thậm chí là suốt cuộc đời hay sau khi chết mới có thể niết bàn. Trong khi thực hiện và rèn luyện, bạn sẽ biết được làm thế nào để loại bỏ các ham muốn, hỉ, nộ, ái, ố, sân si, dục vọng, tham lam…

Qua đó, mỗi người sẽ tìm được cho mình được sự an yên, bình dị và thanh thản trong chính tâm hồn. Dù có gặp khó khăn hay thách thức gì thì con người vẫn có thể bình tĩnh nhìn nhận, cái tâm và nhân cách sẽ không bao giờ thay đổi.

Với ý nghĩa và tác dụng của niết bàn, nhiều người hiện nay có xu hướng áp dụng triết lý sống theo niết bàn vào cuộc sống của mình. Trải qua nhiều đau thương, mất mát, cuối cùng ta chỉ mong có được một chốn bình yên, an lạc để trở về. Đây sẽ nơi chữa lành vết thương hiệu quả cả về thể chất lẫn tinh thần hiệu quả.

Để có thể trở thành người niết bàn, hãy nhớ rằng bạn cần ngưng tạo nghiệp, tích cực gieo nhân tốt để gặt được quả ngọt. Từ bỏ các thói quen xấu, ganh ghét, hơn thua với người khác. Dùng tình yêu, sự chân thành kết hợp với lý trí để giải quyết sự việc một cách bình tĩnh.

Ý nghĩa của niết bàn trong cuộc sống.

Ý nghĩa của niết bàn trong cuộc sống.

7. Kết luận

Trên đây là bài viết giải đáp niết bàn là gì ý nghĩa của nó. Phật giáo có nguồn kiến thức vô tận mà cõi Phật thì rất rộng lớn, mênh mông. Do vậy, không phải cái gì mới nhìn cũng có thể hiểu được ngay. Mong rằng, với những thông tin mà Lôi Phong chia sẻ ở trên, bạn đã được câu trả lời chuẩn xác về niết bàn và đại niết bàn.