Lôi Phong - Sản xuất và bán lẻ đồ thờ cúng như bàn thờ, đèn thờ, khung ảnh thờ, bàn thờ, tượng phật

Chùa Bà Đanh có vắng tanh như lời đồn?

Thứ Năm, 02/11/2023
Trần Xuân Bách

“Vắng như chùa Bà Đanh” chắc hẳn là câu nói mà nhiều người đã từng nghe qua. Vậy ngôi chùa này nằm ở đâu và thực sự có vắng tanh như lời đồn hay không? Bài viết dưới đây hãy cùng với Lôi Phong tìm hiểu kỹ hơn về điều bí ẩn này nhé.

1. Vị trí địa lý của chùa Bà Đanh? Đôi nét giới thiệu về chùa này

Chùa Bà Đanh còn được mọi người gọi bằng tên gọi khác đó chính là Chùa Bảo Sơn Nữ. Vị trí địa lý của ngôi chùa này thuộc vào thôn Đanh Xá, xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Khác với vẻ đông đúc và nhộn nhịp của những ngôi chùa khác nơi đây lại được ví là vắng tanh, không bóng người. Từ xưa đến nay vẫn tương truyền câu nói “ Vắng tanh như chùa Bà Đanh”. Thông qua câu nói truyền miệng này chắc hẳn nhiều người cũng sẽ nghĩ ngay tới sự yên lặng và thanh tịnh của ngôi chùa này.

Chùa có tổng diện tích rơi vào khoảng 10ha. Đây được mệnh danh là một trong những ngôi chùa đẹp và mang vẻ cổ kính nhất của tỉnh Hà Nam. Chùa Bà Đanh thờ Tứ Pháp, đây là một tín ngưỡng rất phổ biến và xuất hiện ở hầu hết các ngôi chùa miền Bắc.

Ngoài ra tại chùa còn thờ các vị nữ thần thiên nhiên. Những người có tác dụng cầu mưa thuận, gió hoà, giúp cho mùa màng được bội thu. Cũng chính vì điều này mà chùa được gọi là chùa Đức Bà làng Đanh. Thế nhưng vì cái tên này khá dài nên đã đổi tên thành chùa Bà Đanh và đã được lưu truyền mãi tới thời nay.

Chùa Bà Đanh đã được xây dựng từ rất lâu đời nay

Chùa Bà Đanh đã được xây dựng từ rất lâu đời nay

2. Lịch sử hình thành và phát triển của chùa Bà Đanh

Chùa Bà Đanh được hình thành cách đây hàng trăm năm. Theo lịch sử ghi chép lại, vào thế kỷ thứ VII, đây là một ngôi đền nhỏ để thờ tứ Pháp bao gồm có Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Điện và Pháp Lôi. Tới năm 1675 - 1750, dưới thời vua Lê Huy Tông ngôi chùa đã được xây dựng hoành tráng và đàng hoàng hơn. Lúc này ngôi chùa còn trở thành một căn cứ địa trong thời kháng chiến.

Từ khoảng năm 1946 - 1950, chùa trở thành địa điểm tập luyện của lực lượng du kích nước ta. Đây được xem là cơ quan đầu não của cách mạng và là đầu mối giao thông cực kỳ quan trọng trong công cuộc kháng chiến giúp giành hòa bình, thắng lợi của dân tộc ta.

Năm 2004, chùa Bà Đanh đã được Bộ Văn Hoá và Thông Tin công dân là di tích lịch sử cấp quốc gia. Tới năm 2007, chùa đã được đầu tư lên tới gần 20 tỷ đồng bởi UBND Hà Nam cùng Bộ Văn Hoá Thể Thao và Du Lịch để giúp nâng cấp và cải tạo lại. Trải qua rất nhiều lần tu sửa tới nay ngôi chùa đã mang một nét đẹp riêng biệt và ấn tượng. Ngôi chùa ngày càng thu hút được sự tò mò của đông đảo du khách.

Ngôi chùa đã được đầu tư nâng cấp và cải tạo lại đẹp đẽ vào năm 2007

Ngôi chùa đã được đầu tư nâng cấp và cải tạo lại đẹp đẽ vào năm 2007

3. Tại sao nói “ Vắng tanh như chùa Bà Đanh”

Chắc hẳn bạn đã từng nghe câu nói vắng tanh như chùa Bà Đanh. Thông qua câu nói này nhiều người sẽ nghĩ đây là một ngôi chùa vắng vẻ và ít có người qua lại. Vậy thực chất chùa Bà Đanh có vắng tanh như lời đồn hay không?

Theo như giải thích của nhiều người, câu nói này muốn chỉ ngôi chùa nằm tại một vị trí độc lập, xa khu dân cư, ba mặt của chùa là sông và xung quanh bao phủ bởi rừng rậm chỉ để có một lối đi duy nhất. Để vào chùa du khách phả cần chèo thuyền đi qua sông Đáy. Con đường đi rất khó khăn và bất tiện. Chính vì vậy mà du khách rất ngại hành hương tới đây.

Ngoài ra từ vắng tanh còn chỉ ý nghĩa linh thiêng của ngôi chùa. Nhiều người kể lại đây là một ngôi chùa vô cùng linh thiêng. Nếu trên đường tới chùa mà mọi người cười cợt, chớt nhả hay bất kính chắc chắn sẽ bị trừng phạt nặng nề. Với lý do này cũng ít người lui tới nay này vì họ sẽ nhỡ miệng mà mang vạ vào thân.

Xung quanh của chùa được bao phủ bởi rừng cây rậm rạp và nằm tại vị trí xa khu dân cư

Xung quanh của chùa được bao phủ bởi rừng cây rậm rạp và nằm tại vị trí xa khu dân cư

4. Tìm hiểu về kiến trúc của chùa Bà Đanh

Đến với chùa Bà Đanh bạn sẽ được chiêm ngưỡng kiến trúc dân gian vô cùng đặc sắc. Từng khu vực của ngôi chùa đều được thiết kế ấn tượng và mang đậm nét đẹp văn hoá, tâm linh của người dân Việt Nam. Nổi bật nhất phải kể đến đó là khu vực cổng tam quan, nhà thượng điện, nhà trung đường.

4.1. Cổng tam quan của ngôi chùa

Xung quanh cổng tam quan của chùa Bà Đanh là một vườn hoa với các loại hoa nhài, hoa mẫu đơn và những cây cau được trồng thẳng thiu tạo thành hàng rào chắn che bóng mát. Dãy hành làng hai bên của sân gạch được xây dựng bởi gỗ lim tốt, lợp thêm ngói lam và được bao phủ bởi tường vô cùng độc đáo.

4.2. Nhà trung đường

Nhà trung đường được thiết kế với 5 gian liền kề với bái đường. Hai đầu được bịt kín và sử dụng ngói lam để lớp mái. Ở phía trước của nhà trung đường được lợp thêm mái che và chấn song được làm bởi các con tiện gỗ. Nó vừa thể hiện được nét đẹp cổ kính vừa đảm bảo độ chắc chắn vượt trội.

4.3. Nhà thượng điện

Mặc dù nhà thượng điện chùa Bà Đanh chỉ được xây dựng với diện tích khá nhỏ nhưng nó vẫn mang tới nét đẹp đặc trưng. Đây cũng là không gian đã ghi được điểm mạnh trong mắt du khách mỗi lần đặt chân đến. Xung quanh nhà thượng điện được bao bọc bởi gỗ lim và có thiết kế 3 gian. Nó sẽ giúp toát lên được nét đẹp kiến trúc độc đáo của nền văn hoá Việt Nam ta từ thời xa xưa.

Kiến trúc của trò toát lên được vẻ đẹp độc đáo của nền văn hoá Việt Nam từ thời xa xưa

Kiến trúc của trò toát lên được vẻ đẹp độc đáo của nền văn hoá Việt Nam từ thời xa xưa

5. Vẻ đẹp của Chùa Bà Đanh hấp dẫn du khách

Chùa Bà Danh mang những vẻ đẹp đặc trưng riêng biệt rất hấp dẫn du khách gần xa. Đặt chân tới đây bạn sẽ cảm nhận được sự linh thiêng, nét đẹp thanh tịnh. Ngôi chùa ẩn hiện dưới những tán cây cao cổ thụ. Nhìn qua cầu treo Cấm Sơn với độ dài hơn 100m được bắc qua sông Đáy là bạn sẽ thấy được ngôi chùa. Lối dẫn vào chùa này đã được đổ bê tông đi thoải mái và dễ dàng hơn. Hai bên là bóng các cây cao to như cây vải, cây nhãn già cỗi.

Sân chùa được lát đá mang một vẻ đẹp gần gũi và tự nhiên. Tại đây có trồng thêm nhiều loại cây khác nhau như cây đa, cây sứ, cây hoa lan. Đặc biệt là các cây đào tiên với trán thấp, quả to và tròn. Khuôn viên chùa rộng tới khoảng 10ha với nhiều hạng mục công trình khác nhau. Mỗi công trình đều mang một nét đẹp cổ kính và rêu phong.

Sân chùa được lát đá mang vẻ đẹp tự nhiên và gần gũi

Sân chùa được lát đá mang vẻ đẹp tự nhiên và gần gũi

Bên trong của ngôi chùa cũng rất thu hút sự quan tâm của du khách. Tại đây đang còn lưu giữ nhiều cổ vật và cổ thư quý của các thời kỳ lịch sử như thời Lý, Trần. Không chỉ theo tín ngưỡng Tứ Pháp mà chùa còn thờ cả Thái Thượng Lão Quân, Nam Tào và Bắc Đẩu… Ở phía trung tâm của chùa còn đặt tượng chúa Bà Đanh. Ngôi tượng được chạm khắc kỹ lưỡng với khuôn mặt hiền hậu, nhân từ, ngài có tư thế tọa thiền ở trên ngai.

Điều đặc biệt nữa phải kể đến đó là tại 6 bộ vì kèo trên nhà bái đường đã được thiết kế chạm khắc kỹ lưỡng ở hai mặt. Các họa tiết được khắc họa nên đó là tứ linh, hoạ tiết động thực vật kết hợp với nhau giúp tạo nên các đề tài ngũ phúc và bát bảo vô cùng đặc sắc. Hoạ tiết hoa văn đều được sơn son thếp vàng thể hiện được nét đẹp cổ truyền của dân tộc Việt Nam.

Khi đến tham qua chùa Bà Đanh bạn còn được vãn cảnh và khám phá thêm địa điểm hấp dẫn là Núi Ngọc. Ngọn núi nằm cách chùa chỉ khoảng 100m. Khi đó bạn sẽ leo lên đỉnh núi, chiêm ngưỡng những cây si cổ thụ với tuổi đời lên hàng trăm năm tuổi. Từ trên cao bạn sẽ được ngắm nhìn một bức tranh tổng thể ấn tượng và đẹp mắt nhất.

Khuôn viên chùa rộng lớn đặt tượng Chúa Bà Đanh

Khuôn viên chùa rộng lớn đặt tượng Chúa Bà Đanh

6. Lễ hội chùa Bà Đanh diễn ra vào thời gian nào?

Chùa Bà Đanh đã không còn vắng vẻ như trước kia nữa. Ngày nay các du khách thập phương tìm đến tham quan trải nghiệm ngôi chùa này càng nhiều. Tới đây bạn sẽ được tham gia vào nhiều lễ hội mà nhà chùa đã tổ chức. Đặc biệt nhất là lễ hội chùa Bà Đanh đã được diễn ra và tổ chức vào tháng 2 âm lịch mỗi năm. Đây là lễ hội giúp tri ân đức thánh bà Pháp Vũ. Một vị thần phù hộ độ trì cho công việc sản xuất nông nghiệp trở nên tươi tốt nhất, giúp cho đời sống của nhân dân được đầy đủ và trọn vẹn. Bên cạnh đó lễ hội này cũng giúp tôn vinh và cảm tạ về ân đức của những vị thần đã phù hộ độ trì cho cuộc sống của dân chúng.

Lễ hội chùa Bà Đanh sẽ được tổ chức vào 3 ngày. Có năm nó được tổ chức vào ngày mùng 9, mùng 10 và ngày 11, có những năm lại tổ chức ngày 15, 16, 17 hay những năm lại tổ chức ngày 20, 21, 22 tháng 2 âm lịch. Những ngày này sẽ được thực hiện dựa theo tình hình thời tiết cũng như thời vụ của người dân tại địa phương. Khi đó họ sẽ lựa chọn ngày đẹp nhất rồi báo cáo lên với UBNB của huyện Kim Bảng sau đó mới thống nhất và chọn ngày cụ thể.

Tại lễ hội này bạn còn được tham gia vào nhiều trò chơi dân gian truyền thống vô cùng đặc sắc như trò kéo co, bịt mắt đập lợn… Đồng thời còn được thưởng thức những đặc sản vùng miền cực kỳ nổi tiếng.

Lễ hội chùa Bà Đanh nhộn nhịp hấp dẫn du khách

Lễ hội chùa Bà Đanh nhộn nhịp hấp dẫn du khách

Qua những câu nói trên có thể thấy câu nói “ Vắng như chùa Bà Đanh” đã không còn nữa. Nơi đây đã trở nên nhộn nhịp và hấp dẫn được nhiều du khách đến tham quan và chiêm bái hơn. Khi tới thăm nơi đây sẽ giúp bạn hiểu rõ được về nét đẹp tâm linh của những người dân miền Bắc và có cái nhìn toàn diện nhất về ngôi chùa này. Đừng quên truy cập vào website của Lôi Phong để biết thêm nhiều địa điểm hấp dẫn nữa nhé.

Viết bình luận của bạn
Danh mục